Tìm kiếm

Trang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Nhật ký một chuyến đi từ thiện

(bé Khánh trong vòng tay một thành viên TTQN và Phượt HPXM)

Đã hẹn 7h30 có mặt tại Uông Bí vậy mà đồng hồ chưa kêu Ngọc đã gọi:
- Thế anh có đi không thì bảo?
- Ok bây giờ là 6h35 vậy 7h35 có mặt. ^^
Vùng dậy vào lúc 6h30 sáng, sau một hồi "loằng ngoằng" cuối cùng 6h50 cũng xuất phát được.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Kissinger bàn về Trung Quốc: Chiến tranh biên giới với Việt Nam



Trong “On China” – cuốn sách nửa hồi ký chính trị, nửa nghiên cứu – của mình, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dành riêng một chương để nói về “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba”, tức là xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông cho rằng có “ba cuộc chiến tranh Việt Nam”, chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc.
Kisssinger ghi lại: Vào tháng 4-1979, hai tháng sau cuộc xâm lược chớp nhoáng của quân Trung Quốc vào đất Việt Nam, Hoa Quốc Phong, lúc đó là thủ tướng Trung Quốc, đã tổng kết “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba” với một giọng điệu rõ là kiêu ngạo, nhằm cả vào Liên Xô: “Họ (Liên Xô) không dám động tay chân. Thế là cuối cùng chúng ta đã có thể sờ hông con hổ”.
Với tư cách người ngoài cuộc, và là một nhà ngoại giao Mỹ, Henry Kissinger nhận định, hành động đem quân vào Việt Nam của Trung Quốc là có ý đồ thách thức một hiệp ước phòng thủ chung được ký giữa Hà Nội và Matxcơva mới cách đó chưa đầy một tháng. Do vậy, việc “Liên Xô không dám động tay chân” có ý nghĩa rất lớn. Cựu ngoại trưởng Mỹ viết:

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Đặng Tiểu Bình và truyền thông Việt Nam

Ông Đặng Tiểu Bình


Nói đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến tên một nhân vật nổi tiếng với vai trò chủ chốt, đó là Đặng Tiểu Bình.
    Báo chí Việt Nam thời kỳ đó miêu tả Đặng như là một kẻ "phản bội chủ nghĩa xã hội", là tên "phản động quốc tế đầu sỏ" bợ đỡ "đế quốc Mỹ" và phương Tây, là kẻ đưa Trung Quốc "đi theo con đường tư bản chủ nghĩa" với thuyết "mèo trắng mèo đen" nổi tiếng thực dụng mà truyền thông VN khi ấy lên án là "cực kỳ phản động".

'Kẻ phản bội'
    Tôi không dám chắc những lời lên án chứa đầy những thuật ngữ chính trị ấy tác động đến người Việt Nam như thế nào vào cái thời ấy, nhưng tôi dám chắc là tất cả những người có hiểu biết và lương tri đã sống qua cái thời kỳ đó đều coi Đặng Tiểu Bình là kẻ gây ra tội ác khủng khiếp đối với nhân dân Việt Nam bằng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo do chính ông ta phát động.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

ASEAN nên thành lập liên minh quân sự bảo vệ biển Đông?

ASEAN được thành lập vì lợi ích của các nước Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực. Vào giữa thập niên 1980, tổ chức này từng thất bại trên con đường cộng tác kinh tế. Nhưng nay tự do thương mại được thiết lập trong khu vực đã đưa lại thành công lớn. Tuy nhiên cái áo khoác cho tổ chức này ngày càng chật dẫn đến các nghị trình họp hành không mang lại hiệu quả cao như dân chúng mong muốn.
Thành lập được liên minh quân sự ASEAN mới bảo vệ được biển Đông và duy trì tự do hàng hải

          Trong đà tăng trưởng tự do thương mại, khối ASEAN họp hành thượng đỉnh thường đưa tăng trưởng GDP ra ca ngợi như một thành công tột bực, và đó là vinh hạnh của khối. Sự ngây ngất về kinh tế đưa lại thảm hoạ khác bị đánh giá không đúng mức như ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, và bất bình đẳng quyền con người đang đe doạ các tiến bộ cơ bản. Người ta thấy rõ phá rừng ở Indonesia ảnh hưởng đến khu vực như thế nào nhưng không có phản ứng đủ mạnh của khối để kiềm toả việc bức hại đa dạng sinh học ở đây. ASEAN cũng yết ớt trong phản ửng bảo vệ nguồn lợi hàng ngàn loài vật trên sông Mê Kông khi hàng loạt đập thuỷ điện được xây dựng ở thượng nguồn của nó tại Trung Quốc và gần đây là Lào sẽ tiếp tục nổ lực xây đập thuỷ điện Xayaburi sẽ làm hàng triệu nông dân của Cămpuchia, Việt Nam tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, sự đang dạng sinh học của con sông trứ danh này cũng bị liệt vào sổ chết. Nói cho cùng, bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng là bảo vệ cộng đồng dân cư và tạo cảm hứng cho tự do thương mại thăng hoa.

Trung Cộng và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế

Để giành thế “thượng phong” trong tất cả các cuộc đụng độ hay va chạm với thế giới, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng con bài “cưỡng bức kinh tế” một cách khá hiệu quả. Nạn nhân của họ không chỉ là các quốc gia nhỏ bé ở châu Á mà còn cả các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật…
   Theo chuyên gia Bonnie S. Glaser, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên nghiên cứu về Trung Cộng của Viện nghiên cứu Chiến lược và an ninh quốc tế (Hoa Kỳ) cho rằng:"..Cả thế giới đã không còn lạ lẫm gì chiêu bài này của Trung Quốc nhưng đến nay, có thể nói chưa ai tìm ra được giải pháp khống chế nào hiệu quả ngoài sự “rất lo ngại” và tâm lý phòng thủ cao độ"
 Trung Quốc và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế
 Hồi cuối tháng 7 vừa qua, khi lần đầu tiên trong 45 năm tồn tại của mình 10 nước ASEAN không thể cùng nhau ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh người ta đã nhắc đến rất nhiều lần 2 cái tên: Cam Bốt và Trung Cộng. Trên bàn ngoại giao, mọi người cho rằng chủ tịch hội nghị là nước chủ nhà Cam Bốt đã quá cứng nhắc và “không có tinh thần cộng đồng” nhưng ở bên ngoài, thứ mà người ta nói đến nhiều nhất lại là sự ảnh hưởng của Trung Cộng đến quyết định loại bỏ vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự dẫn đến sự đổ vỡ của bản tuyên bố chung. 

Trung Cộng có thể chiếm Hà Nội trong chớp nhoáng nhờ đường cao tốc

Việt Nam phải phòng thủ như thế nào nếu Trung Cộng có dã tâm đánh chiếm nước ta một lần nữa dựa vào các tuyến đường cao tốc, xe lửa mới nối liền Trung Cộng ( nơi tập trung nhiều quân khu, phân khu quân sự)

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

“Chúng nó” – Bọn trẻ con miền núi?…


Bài này đã được đăng cũng lâu rồi chắc mọi người đã quên, nhân một mùa đông lạnh giá sắp tới mình xin đăng lại cho mọi người cùng nhìn lại một góc nhìn khác về "trẻ em dân tộc" và những đồng bào dân tộc của ta sống như thế nào so với cuộc sống thường ngày của mọi người miền xuôi.

Để chuẩn bị lên Điện Biên, chúng tôi đi tìm mua áo rét cho học sinh mầm non với số lượng trên ngàn chiếc. Cũng lần mò không ít chỗ, cuối cùng mua được 1.150 chiếc áo rét, cả cho cháu trai, cả cho cháu gái, với giá 85.000 đ/ áo nữ và 105.000đ/ áo nam. Có thể nếu nhiều thời gian hơn, sẽ tìm ra “mối” rẻ hơn.
Nhưng đến giờ, với chất lượng tương đương, đó vẫn là giá tốt nhất chúng tôi tìm được. Điều vui là thầy cô, phụ huynh đều khen áo đẹp và tốt, phù hợp với các em nhỏ vùng cao.

Hoạt động từ thiện Kim Sơn

Chuyến đi Kim Bon Phù Yên Sơn La qua sức mạnh của truyền thông, đặc biệt trên mạng Internet lan tỏa không chỉ trong nước mà cả ngoài nước lay động biết bao những trái tim nhân ái sẵn sàng chìa tay sẻ chia giúp đỡ trẻ em dân tộc nghèo khó ở vùng cao Kim Bon xa xôi.
\

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị-kỹ thuật hải quân của Nga

Атомная подводная лодка (АПЛ) Юрий Долгорукий
Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị-kỹ thuật hải quân của LB Nga.
Chương trình lớn nhất của Nga với Việt Nam trong phân khúc thiết bị-kỹ thuật hải quân là thỏa thuận cung cấp 6 tàu ngầm 636.1 "Kilo". Ngày 28 tháng Tám vừa qua tại Công ty cổ phần "Ụ tàu Đô đốc” đã hạ thủy chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên trong đề án 636.1 "Kilo" dành cho Hải quân Việt Nam. Cuối năm 2009, "Rosoboronexport" đã ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm đề án thiết kế 636.1 "Kilo" trị giá khoảng 2 tỷ dollar. Toàn bố số tàu ngầm diesel-điện dành cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa tấn công "Club-S".

Mỹ sẽ bố trí trung tâm chỉ huy theo dõi tình hình ở biển Đông tại Philippnines

04.11.2009 сша морская пехота сша военный сша солдат сша


Mỹ đang có kế hoạch triển khai tại trung tâm chỉ huy theo dõi tình hình ở biển Nam Hoa (Biển Đông). Điều này đã được hãng tin Kyodo công bố ngày hôm nay, trích dẫn nguồn tin trong quân đội Philippine.
"Có một kế hoạch thiết lập trạm chỉ huy trên đảo Palawan, nơi sẽ hiện diện 50-60 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ" - nguồn tin cho biết. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trung tâm chỉ huy chung trong căn cứ quân sự Philippines tại Brooks Point ở Palawan. Đặc biệt sẽ xây dựng một đường băng mới, có thể tiếp nhận máy bay chở hàng lớn của quân đội Mỹ.
Philippnines hiện đang nghiên cứu khả năng nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cơ sở quân sự khác, có thể được sử dụng kết hợp với Mỹ. Theo dự kiến, tổng cộng trong nước trong chế độ luân phiên sẽ bố trí từ 4000 đến 4500 lính Thủy quân lục chiến Mỹ.
Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2012_09_04/87196049/

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Việt Nam đủ sức đối đầu Trung Cộng

Sức mạnh phòng thủ của Việt Nam trước các thế lực thù địch phương Bắc

 

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Là người Việt Nam cho dù có theo chế độ nào thì cũng phải giữ truyền thống cha ông bảo vệ giang sơn, giống nòi Việt Nam.
Hồ Chủ Tịch từng nói :" Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước"
mong răng tất cả con em Việt Nam đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, cho dù thuộc tầng lớp nào ( nông dân, quân nhân, công nhân, vô sản, tư bản, và chỉ là người dân bình thường) đều đc tổ quốc ghi nhớ công ơn của họ.



phim tài liệu hải chiến Hoàng Sa

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Phát xít Trung Cộng Thừa nhận đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

 

Tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc số ra ngày 06/8 vừa qua, có bài viết thừa nhận công khai việc Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây hàng chục năm.
Vốn dĩ chuyện lừa dối của Chính quyền Trung Quốc đã có từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Trung Quốc vs Phát xít Hitler


Đây là một số tổng hợp và tìm kiếm vạch mặt sự liên hệ giữa Trung Cộng với chủ nghĩa phát xit mà  ông tổ của nó là Hitler.
Các bức hình tỏ rõ sự kẻ cả của chúng, cho mình là trên người khác,...

Ấn Độ không còn ngán rồng 5 sao.

(VnMedia) - Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ luôn thoái lui trước sự doạ dẫm của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi. Điều này được thể hiện rõ qua việc New Delhi gần đây liên tục tăng cường sức mạnh quốc phòng dọc khu vực biên giới Arunachal tranh chấp với Trung Quốc.


(hệ thống tên lửa siêu âm chiến lược Brahmos do Ấn - Nga hợp tác sản xuất có thể nói là tốt nhất hiện nay) 

Chiến tranh Trung Cộng vs Ấn Độ 1962

 


                                                 (phát xit Trung Quốc??)
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành nhau. Aksai Chin là một vùng đất rộng 38 000 cây số vuông, ở độ cao 5 000 thước, hoang vu và khô cằn, rất ít dân cư nhưng ở vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Aksai Chin ngày xưa thuộc về vương quốc Ladakh nhưng được sát nhập vào Ấn Độ thuộc đế quốc Anh khi Anh và Tây Tạng (lúc ấy còn độc lập) ký hiệp ước năm 1904, ấn định biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ theo đường ranh giới Mac Mahon. Trung Quốc lúc ấy không công nhận Tây Tạng là nước độc lập nên cũng không công nhận đường Mac Mahon. Vì vị trí chiến lược của Aksai Chin, nằm trên quốc lộ 219 của Ấn Độ nối Tây Tạng và tỉnh Sinkiang (Tân Cương), Trung Quốc nhất định giữ quyền kiểm soát khu vực này.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa



Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên lễ đài sáng 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội - Ảnh tư liệu
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.