Tìm kiếm

Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc năm 1969


1, Vụ xung đột ngày 2/3/1969 ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri:

Lực lượng mỗi bên khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh. Đêm 1 rạng 2 tháng 3, TQ cho khoảng 300 quân ngụy trang bò qua sông đóng băng, đổ bộ chiếm đảo Damanski rồi phân tán phục kích, một bộ phận khác triển khai trên bờ sông (đất TQ). Tảng sáng, TQ cho 30 lính công khai từ bờ sông đi ra đảo.



Phía LX tưởng đây cũng là vụ vi phạm bình thường như mọi lần nên cho 1 sĩ quan và 7 lính ra gặp và yêu cầu bọn xâm nhập quay trở lại, nhưng khi phía LX đến gần, TQ bất ngờ nổ súng (phía LX đang đeo súng trên vai), 8 người của LX đều hy sinh. Ngay sao đó, LX điều 1 tiểu đoàn có 4 xe thiết giáp chở quân đến tiếp ứng. Sau 4 giờ chiến đấu, quân TQ bị đánh bật về phía bờ sông của họ. LX có 31 hy sinh, 14 bị thương, không rõ số lượng thương vong của TQ.

Vụ thứ hai xảy ra ngày 15/3/1969 cũng ở Damanski. Một đơn vị quân TQ cỡ trung đoàn được pháo cối yểm trợ đã tấn công lực lượng biên phòng LX đang bảo vệ đảo Damanski. LX sử dụng lực lượng cỡ sư đoàn có xe tăng, thiết giáp yểm trợ chia nhiều tốp liên tục vượt qua lạch chính của sông Ot-xu-ri đóng băng, đột nhập vào phần giữa và đầu phía Nam của đảo thuộc đường tàu chạy trên sông của TQ. Đồng thời từ 8 giờ sáng 15/3 LX cũng tấn công 150 vị trí của quân TQ nằm trong đất TQ. Theo tin phương Tây, TQ thương vong 800 quân, LX mất 60 (có một đại tá).

2, Các vụ xung đột trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước từ tháng 4 đến tháng 8/1969.

- Vùng biên giới Tân Cương - Kazakhstan, TQ đã gây ra các vụ ngày 16, 17, 25/4/1969 ở Chu-ga-chắc, ngày 20/5 ở sông I-ơ-tuyếc, ngày 2 và 10/6 ở I-u-min. Trong đó đáng chú ý là vụ ngày 10/6: Đêm 10 rạng 11/6 TQ bí mật đột nhập vào lãnh thổ LX sâu 400m bằng cách tiến quân sau 1 đàn cừu do người TQ chăn và bất ngờ nổ súng vào một đơn vị biên phòng LX.

Vào 13/8 lại xảy ra một vụ khác cũng ở khu vực I-u-min. TQ cho 150 quân tấn công sang đất LX nhựng bị rơi vào ổ phục kích của LX. Sau đó, LX cho thiết giáp và máy bay lên thẳng truy kích sâu vào đất TQ 2km. Trận đánh diễn ra một giờ, kết quả TQ thương vong nặng nề, 1 số sĩ quan bị bắt. LX thương vong 10 người.

- Vùng biên giới sông Amur cũng xảy ra hàng loạt vụ trong tháng 7. Ngày 8/7 xung đột nhỏ trên đảo Gondinsky (TQ gọi là đảo Fa-sa) trên sông Amur, phía LX 1 chết, 3 bị thương đều là dân sự thuộc đoàn tàu vận tải của địa phương đang đi trên sông.
III, Nhận xét:

1, Âm mưu của TQ:

Gây căng thẳng xung đột, lấn chiếm đất đai, bành trướng lãnh thổ là nội dung chính sách biên giới của TQ (với LX cũng như tất cả các nước láng giềng).

Ngoài mục đích chung trên đây, gây xung đột biên giới với LX, TQ nhằm:

- Về đối nội: Tạo cớ để tập trung lực lượng quanh Mao, phục hồi trật tự xã hội trong tình trạng rối loạn do Cách mạng văn hóa gây ra, đồng thời tạo một không khí thuận lợi cho Đại hội thứ 9 của ĐCSTQ sắp họp.

- Đối ngoại: Vu cáo hòng làm giảm uy tín LX trước cuộc họp cấp cao của các ĐCS và công nhân vào 6/1969 tại Moskov, phá hoại kế hoạch hợp tác kinh tế Xô - Nhật về việc phát triển vùng Siberia, kích các nước có chung biên giới với LX như Nhật, Đức, Ba Lan, Rumani và Phần Lan hòng lập mặt trận thống nhất chống LX.

2, Đặc điểm các cuộc xung đột:

Do tương quan lực lượng, TQ ở thế yếu về quân số và vũ khí trang bị nên những hoạt động quân sự của TQ ở biên giới nổi lên mấy đặc điểm:

- Ngoài mục tiêu, ý đồ chiến lược chung những vụ gây căng thẳng và xung đột vũ trang, TQ nhằm đạt một số mục đích giới hạn: Tạo không khí căng thẳng, tình hình bất ổn định ở biên giới. Lợi dụng sơ hở để đánh chớp nhóang tiêu hao tổn thất cho LX. Buộc LX phải phân tán lực lượng, đối phó liên tục và lâu dài, nếu có điều kiện sẽ lấn chiếm đất đai của LX.

- Thường sử dụng lực lượng với qui mô nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn, cao nhất là cấp trung đoàn. Trang bị vũ khí gọn nhẹ, cơ động nhanh, đánh nhanh, rút nhanh. Lực lượng phía sau được triển khai đông nhưng chỉ để đè phòng bị phản kích.

- Các hoạt động gây xung đột của TQ thường xảy ra đồng loạt trên nhiều khu vực nhưng có trọng điểm , thường kết thúc nhanh, TQ cố tránh sa lầy vào cuộc chiến kéo dài và lan rộng với LX.

3, Thủ đoạn:

- Phối hợp quân sự với ngoại giao, tuyên truyền, tung tin vu cáo đối phương trước và sau khi hoạt động để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước lẩn tránh trách nhiệm, tranh thủ sự ủng hộ về chính trị.

- Về chiến thuật:

+ Triệt để lợi dụng sơ hở của đối phương, dùng lực lượng nhỏ luồn lách thọc sâu, phục kích, tập kích đánh bất ngờ gây tổn thất cho đối phương.

+ Chú trọng nghi binh về mục tiêu, hướng đánh, tận dụng yếu tố bất ngờ về thời gian. Các trận đánh thương nổ súng vào sáng sớm.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét