Tìm kiếm

Trang

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

ASEAN nên thành lập liên minh quân sự bảo vệ biển Đông?

ASEAN được thành lập vì lợi ích của các nước Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực. Vào giữa thập niên 1980, tổ chức này từng thất bại trên con đường cộng tác kinh tế. Nhưng nay tự do thương mại được thiết lập trong khu vực đã đưa lại thành công lớn. Tuy nhiên cái áo khoác cho tổ chức này ngày càng chật dẫn đến các nghị trình họp hành không mang lại hiệu quả cao như dân chúng mong muốn.
Thành lập được liên minh quân sự ASEAN mới bảo vệ được biển Đông và duy trì tự do hàng hải

          Trong đà tăng trưởng tự do thương mại, khối ASEAN họp hành thượng đỉnh thường đưa tăng trưởng GDP ra ca ngợi như một thành công tột bực, và đó là vinh hạnh của khối. Sự ngây ngất về kinh tế đưa lại thảm hoạ khác bị đánh giá không đúng mức như ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, và bất bình đẳng quyền con người đang đe doạ các tiến bộ cơ bản. Người ta thấy rõ phá rừng ở Indonesia ảnh hưởng đến khu vực như thế nào nhưng không có phản ứng đủ mạnh của khối để kiềm toả việc bức hại đa dạng sinh học ở đây. ASEAN cũng yết ớt trong phản ửng bảo vệ nguồn lợi hàng ngàn loài vật trên sông Mê Kông khi hàng loạt đập thuỷ điện được xây dựng ở thượng nguồn của nó tại Trung Quốc và gần đây là Lào sẽ tiếp tục nổ lực xây đập thuỷ điện Xayaburi sẽ làm hàng triệu nông dân của Cămpuchia, Việt Nam tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, sự đang dạng sinh học của con sông trứ danh này cũng bị liệt vào sổ chết. Nói cho cùng, bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng là bảo vệ cộng đồng dân cư và tạo cảm hứng cho tự do thương mại thăng hoa.

Trung Cộng và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế

Để giành thế “thượng phong” trong tất cả các cuộc đụng độ hay va chạm với thế giới, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng con bài “cưỡng bức kinh tế” một cách khá hiệu quả. Nạn nhân của họ không chỉ là các quốc gia nhỏ bé ở châu Á mà còn cả các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật…
   Theo chuyên gia Bonnie S. Glaser, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên nghiên cứu về Trung Cộng của Viện nghiên cứu Chiến lược và an ninh quốc tế (Hoa Kỳ) cho rằng:"..Cả thế giới đã không còn lạ lẫm gì chiêu bài này của Trung Quốc nhưng đến nay, có thể nói chưa ai tìm ra được giải pháp khống chế nào hiệu quả ngoài sự “rất lo ngại” và tâm lý phòng thủ cao độ"
 Trung Quốc và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế
 Hồi cuối tháng 7 vừa qua, khi lần đầu tiên trong 45 năm tồn tại của mình 10 nước ASEAN không thể cùng nhau ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh người ta đã nhắc đến rất nhiều lần 2 cái tên: Cam Bốt và Trung Cộng. Trên bàn ngoại giao, mọi người cho rằng chủ tịch hội nghị là nước chủ nhà Cam Bốt đã quá cứng nhắc và “không có tinh thần cộng đồng” nhưng ở bên ngoài, thứ mà người ta nói đến nhiều nhất lại là sự ảnh hưởng của Trung Cộng đến quyết định loại bỏ vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự dẫn đến sự đổ vỡ của bản tuyên bố chung. 

Trung Cộng có thể chiếm Hà Nội trong chớp nhoáng nhờ đường cao tốc

Việt Nam phải phòng thủ như thế nào nếu Trung Cộng có dã tâm đánh chiếm nước ta một lần nữa dựa vào các tuyến đường cao tốc, xe lửa mới nối liền Trung Cộng ( nơi tập trung nhiều quân khu, phân khu quân sự)