Để
giành thế “thượng phong” trong tất cả các cuộc đụng độ hay va chạm với
thế giới, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng con bài “cưỡng bức kinh
tế” một cách khá hiệu quả. Nạn nhân của họ không chỉ là các quốc gia nhỏ
bé ở châu Á mà còn cả các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật…
Theo chuyên gia Bonnie S. Glaser, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên nghiên cứu
về Trung Cộng của Viện nghiên cứu Chiến lược và an ninh quốc tế (Hoa
Kỳ) cho rằng:"..Cả thế giới đã không còn lạ lẫm gì chiêu bài này của Trung Quốc
nhưng đến nay, có thể nói chưa ai tìm ra được giải pháp khống chế nào
hiệu quả ngoài sự “rất lo ngại” và tâm lý phòng thủ cao độ"
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, khi lần đầu tiên trong 45 năm tồn tại của mình 10
nước ASEAN không thể cùng nhau ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc
một hội nghị thượng đỉnh người ta đã nhắc đến rất nhiều lần 2 cái tên:
Cam Bốt và Trung Cộng. Trên bàn ngoại giao, mọi người cho rằng chủ
tịch hội nghị là nước chủ nhà Cam Bốt đã quá cứng nhắc và “không có
tinh thần cộng đồng” nhưng ở bên ngoài, thứ mà người ta nói đến nhiều
nhất lại là sự ảnh hưởng của Trung Cộng đến quyết định loại bỏ vấn đề
biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự dẫn đến sự đổ vỡ của bản tuyên bố
chung.
Theo các số liệu công khai, riêng tổng số vốn đầu tư của Trung Cộng vào Cam Bốt trong năm 2011 đã lớn gấp 10 lần so với Mỹ.
Bằng cách gia tăng ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế Đông Nam Á, Trung Cộng đã sử dụng vị thế đó để âm thầm can thiệp vào các cuộc đụng độ,
tranh chấp chủ quyền ở khu vực
Trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Trung Cộng đã âm thầm theo đuổi chiến lược
“buộc Đông Nam Á phải phụ thuộc vào ‘củ cà rốt’ kinh tế mà họ đưa ra”
nếu muốn “duy trì mối quan hệ tốt” với Trung Cộng.
Các công cụ như Khu
mậu dịch tự do Trung Cộng – ASEAN, đầu tư trực tiếp từ Trung Cộng, viện
trợ nước ngoài và thương mại… đã được Trung Cộng sử dụng một cách triệt
để nhằm khiến cho các quốc gia Đông Nam Á phải “cân nhắc rất kỹ càng”
giữa các lợi ích kinh tế trước khi lên tiếng “phản đối” một hành động
nào đó của nước này. Tất nhiên, sự bành trướng ngày càng rõ nét này đã
khiến cộng đồng thế giới lo ngại.
Điểm lại một số vụ “va chạm tiêu biểu” giữa Trung Cộng và cộng đồng quốc tế
gần đây đã cho thấy con bài cưỡng bức kinh tế đang được quốc gia này sử
dụng hiệu quả đến thế nào.
Ngày 10/4/2012, tàu chiến của Philippines trong khi đang đi tuần đã bắt gặp
một số tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong khu vực bãi cạn
Scarborough Shoal – vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (200 hải
lý từ bờ biển) của Philippines. Trong khi đang truy đuổi các tàu cá này,
2 tàu hải giám của Trung Quốc đã xuất hiện và can thiệp dẫn đến một vụ
đối đầu khá căng thẳng. Dù sau đó, Philippines đã rút tàu chiến về và
thay vào đó là tàu cao tốc của lực lượng bảo vệ bờ biển nhưng Trung Quốc
vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng bằng một tàu “thực thi luật ngư
nghiệp” có vũ trang đến vùng biển này với lý do “bảo vệ chủ quyền”. Sự
căng thẳng giữa 2 nước đã kéo dài suốt mấy tháng qua.
Dù sau đó, Philippines đã chủ động rút hết tàu của mình về để làm giảm
căng thẳng nhưng Trung Quốc bắt đầu các hành động trả đũa.
Đầu tiên là
hải quan Trung Quốc đã chặn lại hàng trăm xe tải chở chuối nhập khẩu từ
Philippines với lý do “chuối có sinh vật nguy hại”. Tiến xa hơn nữa, các
nhà chức trách nước này đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu chuối từ
Philippines. Đây là “đòn dằn mặt” khá nặng ký của Trung Quốc bởi chiếm 30%
lượng chuối xuất khẩu của Philippines. Chưa hết, sau đó các hãng lữ hành
Trung Quốc còn đồng loạt hủy tour đưa khách sang Philippines với lý do
“quan ngại về sự an toàn của khách”. Những “đòn phạt” này của Bắc Kinh đã có tác dụng tức thời. Hàng loạt lãnh đạo
các doanh nghiệp Philippines đã lên tiếng yêu cầu chính phủ nước này
phải chấm dứt sự đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Kết quả
là hồi đầu tháng 6 vừa qua, Manila và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận rút hết
tàu khỏi khu vực này. Nhưng khi tàu của Philippines đã đi hết, Trung
Quốc vẫn tiếp tục duy trì một số tàu tại đó, thậm chí còn núp bóng ngư
dân, chăng dây thừng phong tỏa lối vào eo biển trong bãi cạn này.
Không chỉ chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc cũng không ngại ngần áp dụng chiêu
bài kinh tế với các nước lớn hay có nền kinh tế mạnh như Nhật Bản.
Tháng 9/2010, để trả thù vụ Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá của
Trung Quốc ở vùng biển Senkaku (nơi Nhật Bản vẫn đang kiểm soát nhưng
Trung Quốc tuyên bố đó là vùng biển thuộc chủ quyền của họ), cơ quan hải
quan Trung Quốc đã ra thông báo cấm các công ty trong nước bán đất hiếm
cho các doanh nghiệp Nhật Bản mà không giải thích lý do tại sao trong
khi các chuyến tàu chở đất hiếm bán cho Hong Kong, Singapore và nhiều
quốc gia khác vẫn được tiến hành như bình thường.
Đất hiếm là loại nguyên liệu quan trọng được sử dụng nhiều trong ngành công
nghiệp điện tử, công nghệ cao. Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng trữ
lượng đất hiếm trên toàn thế giới và hiện đang cung cấp 50% cho thị
trường toàn cầu.
Với Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu, Trung Quốc không dám cắt đứt hoàn toàn việc buôn bán đất hiếm nhưng nước này thi thoảng vẫn sử dụng chiêu giảm nguồn cung với lý do tạm ngừng khai thác để làm sạch môi trường nhưng thực chất là để “nắm gân” những ông lớn này. Dù không nói ra nhưng mọi người đều hiểu rằng chính bài cắt nguồn cung cấp đất hiếm là sức ép lớn nhất buộc Nhật Bản phải thả vị thuyền trưởng của tàu cá đã cố tình đâm vào 3 tàu tuần tra của Nhật hồi năm 2010.
Với sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc đã dọa được không ít quốc gia. Hồi cuối năm 2010, khi Ủy ban giải Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba – một tù nhân, nhà hoạt động bất đồng chính kiến với chính quyền Bắc Kinh, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối và gửi lời cảnh báo rằng nếu tiếp tục, việc này sẽ làm cho mối quan hệ giữa họ và Nauy “xấu đi” mà quên mất một điều quan trọng là Ủy ban giải thưởng Nobel và chính phủ Nauy hoàn toàn độc lập với nhau. Song song với việc phản đối chính phủ Nauy, Trung Quốc còn tuyên bố bất cứ quốc gia nào cử đại diện đi tham dự lễ trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba sẽ bị liệt vào danh sách cần phải xem xét” của chính quyền Bắc Kinh. Kết quả là 18 quốc gia đã không cho đại biểu của mình đến Oslo.
Chưa thỏa mãn, trong những tháng sau đó, Trung Quốc đã chủ động “đóng băng” các cuộc đàm phán nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Na Uy hay bồi thêm cú đấm nữa là áp dụng luật kiểm dịch mới đối với cá hồi nhập khẩu từ quốc gia Bắc Âu này. Hệ quả, năm 2011, sản lượng cá hồi của Na Uy xuất sang Trung Quốc giảm 60% trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường đó tăng 30%. Dù đạt được nhiều “thắng lợi” như thế nhưng có lẽ Trung Quốc hoặc là quá tự tin vào sức mạnh của mình hoặc là “nghĩ ngắn” quá mức để không nhận ra rằng đó là hạ sách và họ đang tự cầm dao chặt mất tương lai của mình(tự tay bóp ...).
Giờ đây, cả thế giới đều đã lăm lăm sự cảnh giác cao độ trong việc thiết lập quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Mỗi khi nhận được lời đề nghị nào đó từ quốc gia đông dân nhất thế giới, dù vẫn cảm thấy hấp dẫn nhưng tất cả đều đặt ngay cho mình một câu hỏi: Trung Quốc muốn dở trò gì hay âm mưu nằm sau lời đề nghị làm ăn ấy của Trung Quốc là gì? Đây cũng có thể là một trong những lý do vì sao cả thế giới đều cảm thấy vô cùng bất an trước sự lớn lên của Trung Quốc.
Với Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu, Trung Quốc không dám cắt đứt hoàn toàn việc buôn bán đất hiếm nhưng nước này thi thoảng vẫn sử dụng chiêu giảm nguồn cung với lý do tạm ngừng khai thác để làm sạch môi trường nhưng thực chất là để “nắm gân” những ông lớn này. Dù không nói ra nhưng mọi người đều hiểu rằng chính bài cắt nguồn cung cấp đất hiếm là sức ép lớn nhất buộc Nhật Bản phải thả vị thuyền trưởng của tàu cá đã cố tình đâm vào 3 tàu tuần tra của Nhật hồi năm 2010.
Với sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc đã dọa được không ít quốc gia. Hồi cuối năm 2010, khi Ủy ban giải Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba – một tù nhân, nhà hoạt động bất đồng chính kiến với chính quyền Bắc Kinh, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối và gửi lời cảnh báo rằng nếu tiếp tục, việc này sẽ làm cho mối quan hệ giữa họ và Nauy “xấu đi” mà quên mất một điều quan trọng là Ủy ban giải thưởng Nobel và chính phủ Nauy hoàn toàn độc lập với nhau. Song song với việc phản đối chính phủ Nauy, Trung Quốc còn tuyên bố bất cứ quốc gia nào cử đại diện đi tham dự lễ trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba sẽ bị liệt vào danh sách cần phải xem xét” của chính quyền Bắc Kinh. Kết quả là 18 quốc gia đã không cho đại biểu của mình đến Oslo.
Chưa thỏa mãn, trong những tháng sau đó, Trung Quốc đã chủ động “đóng băng” các cuộc đàm phán nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Na Uy hay bồi thêm cú đấm nữa là áp dụng luật kiểm dịch mới đối với cá hồi nhập khẩu từ quốc gia Bắc Âu này. Hệ quả, năm 2011, sản lượng cá hồi của Na Uy xuất sang Trung Quốc giảm 60% trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường đó tăng 30%. Dù đạt được nhiều “thắng lợi” như thế nhưng có lẽ Trung Quốc hoặc là quá tự tin vào sức mạnh của mình hoặc là “nghĩ ngắn” quá mức để không nhận ra rằng đó là hạ sách và họ đang tự cầm dao chặt mất tương lai của mình(tự tay bóp ...).
Giờ đây, cả thế giới đều đã lăm lăm sự cảnh giác cao độ trong việc thiết lập quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Mỗi khi nhận được lời đề nghị nào đó từ quốc gia đông dân nhất thế giới, dù vẫn cảm thấy hấp dẫn nhưng tất cả đều đặt ngay cho mình một câu hỏi: Trung Quốc muốn dở trò gì hay âm mưu nằm sau lời đề nghị làm ăn ấy của Trung Quốc là gì? Đây cũng có thể là một trong những lý do vì sao cả thế giới đều cảm thấy vô cùng bất an trước sự lớn lên của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét