Tìm kiếm

Trang

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
2007.02.16
Bùi Tín - Việt Long

Trận chiến biên giới Việt Trung diễn ra cách nay đúng 28 năm. Hôm nay là ngày mà những chiến sĩ anh hùng chiến đấu và hy sinh bảo vệ tổ quốc phải được tưởng niệm long trọng trên cả nước. Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao đầy tế nhị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc đó khó lòng diễn ra.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe
Giở lại trang lịch sử để nhắc nhớ những tấm gương anh hùng ấy, đồng thời tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể học được bài học lịch sử nào chăng, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Bùi Tín là cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân của đảng Cộng sản, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật, và là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, từng tham dự nhiều buổi họp tại bộ Tổng Tham Mưu vào thời gian đó.
Ông hiện sinh sống và làm việc tại Pháp. Mời quý vị nghe tiếp bài thứ hai trong loạt phỏng vấn này.

tường thuật chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 (tiếp)

Diễn biến:

Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.

tường thuật chiến chanh biên giới Việt - Trung 1979

Có một nhà văn Nga đã nói : " Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh" , và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật thì thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).

Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.

Nguyên nhân và hoàn cảnh:

Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô.Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc
về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc.Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc.Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.

Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công hòng chiếm đảo Damanski ( Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên phòng của Liên Xô thiệt mạng.Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.

Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.
Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.

Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.

Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà ( nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).

Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.

Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực.

Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành.Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.

Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.

Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.

Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.

Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.
Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.

Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.

Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.

Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.

Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài Gòn".

nguồn :http://ttvnol.com/gdqp/1138544

Biểu tình chống Trung Quốc sáng 5 tháng 8 tại Hà Nội

2012-08-05
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội sáng nay, Chúa Nhật 5 tháng Tám, đã bị dẹp tan khi vừa khởi sự, một số đông người bị bắt lên xe chở về một trại phục hồi nhân phẩm.
Photo courtesy of blog NXD
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 5/8/2012.

Từ sáng sớm nay ở thành phố Hà Nội, công an đã chốt sẵn nơi tượng đài Lý Thái Tổ gần ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đối diện với Hồ Hoàn Kiếm và nhà hát lớn.

Công an chốt sẵn

Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Sáng nay công an đã bố trí một lực lượng rất đông ở quanh bờ hồ, đặc biệt hai địa điểm thường xuất phát những cuộc biểu tình mỗi sáng Chủ Nhật. Khi tôi đi ăn sáng và mua báo, có công an đi kèm, tôi quan sát thấy ở nhà hát lớn dày đặc các lực lượng công an ở đây. Có cả lực lượng dân phòng tăng cường từ các phường như phường Chương Dương, phường Bạch Đằng, phường Phan Chu Trinh và phường Tràng Tiền. Độ khoảng gần chín giờ thì tin tức của Dương Thị Xuân và một số anh em biểu tình báo về là họ đã bắt giữ gần 50 người, trong đó có cụ bà Lê Hiền Đức, blogger Lê Dũng, anh Lê Thiện Nhân, Dương Thị Xuân, ông Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Tường Thụy, vân vân.”
anti-china-protest-aug5-2012-2-250.jpg
Công an trước tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh chụp lúc 08:35 sáng 5/8/2012. Photo courtesy of danlambao.
Như vậy, lúc cuộc biểu tình vừa bắt đầu thì đã bị công an dẹp tan, hai người bị bắt sớm nhất là ông Lê Gia Khánh và vợ, bà Phùng Thị Trâm. Cả hai ông bà bị lên xe tắc xi về Ô Cầu Rền, trong lúc những người sau đó thì bị lùa lên xe buýt đưa về trại Lộc Hà. Có mặt tại phường Ô Cầu Rền, ông Lê Gia Khánh kể lại:
“Ra quanh bờ hồ thì bị công an bắt đưa về ủy ban phường ở Ô Cầu Rền, bây giờ đang ngồi ở ủy ban đấy, họ ngăn cản không cho anh em đi biểu tình nữa chứ có gì đâu. Họ sợ nhất là biểu tình quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Thế thì bọn tôi đi trốn mấy ngày rồi lúc ra hồ Hoàn Kiếm thì họ xông ra họ túm, họ biết mặt biết tên cả rồi.
Sáng nay công an đã bố trí một lực lượng rất đông ở quanh bờ hồ, đặc biệt hai địa điểm thường xuất phát những cuộc biểu tình mỗi sáng Chủ Nhật.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Chúng tôi đang ngồi ở ủy ban phường, đang đấu võ mồm với các anh các chị ở đây đây. Mục đích là nó chỉ phá biểu tình, không cho tụ họp hò hét ngoài đường, còn khi đã làm được cái việc là hết biểu tình thì nó đuổi về chứ chẳng có thừa cơm mà nuôi bọn tôi đâu.”
Thanh Trúc: Nghe nói hai ông bà bị bắt lên xe con chứ không phải xe lớn giống mấy người kia?
Lê Gia Khánh: “Là vì tôi đến rất sớm, cá nhân đến sớm, còn những người kia họ đến khi tập trung đông rồi thành thử bắt được nhiều người hơn. Tôi đến ngay phố Trần Nguyễn Hãn, vừa kịp khóa xe xong đi ra là nó túm ngay ở đường quanh bờ hồ. Một tiếng đồng hồ sau thì nó bắt nhốt nhà tôi cũng ở gần đấy, bây giờ cũng đang ngồi với tôi đây này.”
Một người biểu tình khác là ông Lê Anh Hùng:
“Sáng nay khi chúng tôi đi biểu tình được khoảng 400 mét từ trước cổng của ủy ban thành phố, đến gần nhà hàng Cá Mập thì lúc ấy là an ninh họ xộc vào, họ bắt hết.”

Khoảng 30 người bị bắt

anti-china-protest-aug5-2012-250.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc trước trại Lộc Hà sáng 5/8/2012. Photo courtesy of Facebook Anh Chí.
Trên đường dây viễn liên nối về trại Lộc Hà, nơi mọi người bị đưa về, là tiếng nói của chị Dương Thị Xuân và một số người khác như chị Nga, anh Nguyễn Chí Đức: “Ở trong trại Lộc Hà rồi đây, có ba mươi người ở trong này, có cả mấy bạn trẻ nữa, blogger Cát Bụi, Blogger Hư Vô, các bạn Hải Phòng. Đấy bạn Chí Đức đang nói đấy.
Sáng nay chúng tôi nói rằng chúng tôi không biểu tình được tại bờ hồ thì chúng tôi vào trại Lộc Hà biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, cũng như phản đối tất cả những người đã bắt giữ chúng tôi. Chí Đức còn đang quấn cờ lên người, công an họ cho chúng tôi vào một cái hội trường rộng và họ ngồi gác ở hai đầu nhà. Anh Tường Thụy, anh đang ghi tên của các bạn. Anh Tường Thụy đang bận, chị nói chuyện với Dũng Azoka nhé…"
Dũng: “Em bây giờ phải làm việc với công an đây.”
Nga: “Mẹ con em bị chúng nó chia rẽ rồi, bé Vũ bị chúng nó tách ra bây giờ bé Vũ đang lang thang ở Hà Nội, thì bây giờ nhà một mẹ một con đi đâu cũng phải đem theo nhưng khi em bị bắt thì công an đã tách mẹ con em ra… Công an họ đang ép em đi làm việc đây.”
Điện thoại được chuyển qua cho Nguyễn Chí Đức là người lúc trước đi biểu tình chống Trung Quốc đã bị an ninh đánh và đạp vào mặt:
Đây là Nguyễn Chí Đức, nhiều xe, đến ba xe cơ, giờ mọi người đang ở trong trại Lộc Hà này, họ chia mình thành từng tốp ra để làm gì đấy chưa biết.
Anh Nguyễn Chí Đức
“Đây là Nguyễn Chí Đức, nhiều xe, đến ba xe cơ, giờ mọi người đang ở trong trại Lộc Hà này, họ chia mình thành từng tốp ra để làm gì đấy chưa biết. Mọi người vẫn đứng ở trong cái sảnh của trại Lộc Hà thôi, chưa biết gì cả. Cá nhân mình thì không sợ hãi gì, mọi người cũng chẳng sợ gì đâu.”
Thanh Trúc: Có bà Lê Hiền Đức hoặc ông Nguyễn Thượng Long ở đó không?
Nguyễn Chí Đức: “Cụ Lê Hiền Đức thì bị tách riêng rồi, bị bắt ngay bờ hồ và đưa lên xe khác, xe con, còn đây mọi người toàn đi xe buýt, công an bắt về tập trung ở đây. Đây là trại gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm mà hồi xưa các chị như chị Bùi Hằng bị vào đấy. Họ mà cắt điện thoại của mình hoặc là nhiều khi họ không muốn cho nghe và cho gọi là phải chấp nhận đấy nhé.”
Vừa rồi là thông tin từ những người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng nay, ngày 5 tháng Tám.
Đến 12:40 trưa, vẫn từ trại Lộc Hà, nhà giáo Nguyễn Anh Dũng nói:
“Tình hình ở đây thì mọi người được phân tách ra mỗi người mỗi nơi để làm việc với công an. Họ có hỏi nguồn gốc rồi lý do biểu tình vân vân.. Thì chúng tôi cũng trình bày rõ lý do là biểu tình chống Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước và thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân theo qui định của Điều 69 và 77 Hiến Pháp.
Hiện đa số đã làm việc xong rồi nhưng không biết còn thủ tục gì nữa, nhưng mà bên công an họ đang ăn cơm trưa, họ cũng có nhã ý là mua cơm hộp về cho chúng tôi nhưng mà không ai ăn cả, còn đang ngồi ở đây chờ để xem họ làm thủ tục gì nữa.”
anti-china-protest-aug5-2012-3-250.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 5/8/2012. Photo courtesy of danlambao.
Riêng ông Lê Gia Khánh và Phùng Thị Trâm, hai khuôn mặt kiên trì đi biểu tình chống Trung Quốc, đã được công an phường Ô Cầu Rền cho về nhà vào lúc 11:30 sáng nay. Chúng tôi nhiều lần cố liên lạc qua số điện thoại của bà với bà Lê Hiền Đức nhưng không thể được.
Đến 4:30 chiều nay, vẫn chị Dương Thị Xuân từ trại Lộc Hà báo cho chúng tôi biết:
“Lúc 4:30 có một anh công an họp chúng tôi lại và nói chúng tôi vi phạm nghị định 73 của chính phủ về gây rối trật tự công cộng ở ngoài Bờ Hồ. Họ nói là họ sẽ lập biên bản xử phạt chúng tôi, nhưng mà khi họ nói đến đấy xong thì lại bảo rằng thôi bây giờ tất cả mọi người giải tán.
Thế thì tất cả mọi người đồng thanh phản đối, nói rằng chúng tôi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chúng tôi đi thể hiện lòng yêu nước chứ chúng tôi không phải đi gây rối trật tự công cộng.
Cái thứ hai nữa nếu theo luật gây rối trật tự công cộng thì phải lập biên bản tại chỗ, tại sao lại đưa chúng tôi cách xa Hà Nội 15 cây số, về tận trại lưu trú Lộc Hà, tức là nơi gọi là phục hồi nhân phẩm, chúng tôi có phải là tội phạm đâu mà đưa chúng tôi về trại lưu trú này.”
Khi anh thấy công an khủng bố, bắt bớ các em sinh viên đẩy lên xe buýt, thì anh mới nói rằng, tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng này xảy ra, tại sao nhân dân tôi lại khổ như thế này.
Chị Dương Thị Xuân
Trong số 30 người bị bắt mang về đây có một Việt kiều ở Thụy Sĩ về, tên là Nguyễn Văn Ngoan, là người bị thẩm vấn lâu nhất và cho đến khi công an ra lệnh cho mọi người giải tán thì Việt kiều Nguyễn Văn Ngoan vẫn chưa được thả ra. Do đó:
“Trong đoàn của chúng tôi có một người đàn ông khoảng tầm 45 tuổi. Anh ấy tên là Nguyễn Văn Ngoan. Sáng nay anh ra Bờ Hồ gặp đoàn biểu tình. Khi anh thấy công an khủng bố, bắt bớ các em sinh viên đẩy lên xe buýt, thì anh mới nói rằng, tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng này xảy ra, tại sao nhân dân tôi lại khổ như thế này. Đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước mà lại bị đàn áp, khủng bố, bắt bớ. Khi anh ấy hô lên như vậy thì bị lực lượng an ninh bắt.
Khi vào trại thì hiện nay anh ấy là người bị an ninh thẩm vấn lâu nhất. Đến khi an ninh xuống tuyên bố giải tán chúng tôi, bắt chúng tôi phải đi ra khỏi trại, nhưng chúng tôi không đi và nói rằng, còn một người đàn ông nữa, ở nước ngoài về thăm Việt Nam, cũng là người Việt. Anh ấy chưa ra khỏi trại, anh ấy cùng vào với chúng tôi thì anh ấy sẽ cùng đi ra với chúng tôi, và chúng tôi cương quyết đến bao giờ người đàn ông ấy đi ra cùng với chúng tôi thì chúng tôi mới rời khỏi trại Lộc Hà. Hiện nay mọi người đều ở đây để chờ người đàn ông ấy.”
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.
Video bạn đọc: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội 05-08-2012. Nguồn: danlambao.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4iXt00FSUyA
 

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam

Chien tranh bien gioi Viet-Trung 1979



Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)2007.02.16
Bùi Tín - Việt Long

Ngày 16 này đánh dấu 28 năm trận chiến tranh biên giới Việt Trung. Trong bối cảnh hiện nay hai nước Việt Trung trở lại hoà hiếu, gương dũng cảm hy sinh bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến ấy liệu có được tưởng niệm xứng đáng hay không? Giở lại trang lịch sử, Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm nào để có thể xây dựng đất nước?

Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Binh sĩ Trung Quốc PLA canh gát tại biên giới Việt-Trung bên ngoài thành phố Pingxiang hôm 26-26-2003. AFP PHOTO

Đó là đề tài cuộc phỏng vấn của Việt Long với cựu đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín. Ông Bùi Tín từng là phó tổng biên tập báo Nhân dân, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân chủ nhật. Ông là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Việt Trung 1979.

Việt Long: Nay đã 28 năm kể từ trận chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Đề nghị là hãy giở lại trang sử cũ để xem có thể rút ra bài học nào cho Việt Nam hay không. Trước hết nhờ ông trình bày lại nguyên nhân cuộc chiến.
Bùi Tín: Có nguyên nhân gần và xa. Trước hết là sự hục hặc giữa Việt Nam với Trung Quốc sau khi Việt Nam giải phóng, hay là tiến chiếm miền Nam. Mối bất hoà bắt nguồn trước đó, từ khi Việt Nam quay sang thắt chặt quan hệ với Liên Xô. Gia nhập khối COMECON.

Lý do trực tiếp là Việt Nam tiến chiếm Kampuchea, vào lúc Đặng Tiểu Bình đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ được mây tháng. Từ đó ông ta quyết định dạy cho Việt Nam 1 bài học, nói rõ là bài học hạn chế trong không gian và thời gian.

Việt Long: Bài học là học thế nào? Muốn dạy cái gì?
Bùi Tín: Muốn dạy là Việt Nam đáng lẽ phải coi Kampuchea là nước bạn, nhưng lại đi đánh chiếm nước này, trở thành tay sai của Liên Xô.

Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.
Bùi Tín

Sơ lược diễn tiến
Việt Long: Ông vui lòng kể lại sơ lược diễn tiến của trận chiến tranh.
Bùi Tín: Biên giới Việt Trung dài đến hơn 700 cây số, họ chia làm hai mặt trận chính. Phía đông gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Phía tây là Hoàng Liên Sơn, tức là Lào Kay, Hà Giang. Mặt trận phía động do quân khu Quảng Châu chỉ huy, phía tây do quân khu Vân Nam, gọi là đại quân khu Côn Minh. Lực lượng (phía Trung Quốc) trên cả hai mặt trận lên đến 7 quân đoàn.

Việt Long: Hai tướng chỉ huy có phải là Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí?
Bùi Tín: Đúng. Hứa thế Hữu thay mặt bộ quốc phòng xuống Quảng Châu. Trực tiếp chỉ huy mặt trận là Dương Đắc Chí. Lực lượng này lúc đầu sử dụng hơn 400 xe tăng, hơn 200 khẩu pháo lớn.

Việt Long: Có lực lượng không quân yểm trợ mặt trận không?

Bùi Tín: Rất hạn chế, vì Trung Quốc ngại Việt Nam có thể dùng máy bay ném bom tận Quảng Châu, Nam Ninh, trong khi Việt Nam cũng sợ bên kia có thể đánh bom tận Hà Nội. Cho nên chỉ dùng một ít máy bay để vận chuyển thương binh thôi.

Việt Long: Lúc đó những lực lượng phòng thủ phía Việt Nam là những đơn vị nào? Quân số bao nhiêu?

Bùi Tín: Lúc ấy có thể nói là lực lượng đến 7 phần 10 đang ở bên Cam Bốt. Trước kia độ 14 sư đoàn thì lúc này dùng đến 9 sư đoàn. Nên lực lượng còn lại ở các tỉnh miền Bắc thực chất lúc đầu chỉ có 4 sư đoàn. Chủ yếu đối phó trong hai tuần lễ đầu là lực lượng của các tỉnh các huyện, lực lượng du kích.
Lực lượng đánh bại bọn Trung Quốc nhiều nhất lại là địa phương và dân quân du kích. Hơn nữa đó là dân miền núi, ở đó có 22 dân tộc thiểu số khác nhau, quen thuỷ thổ rừng núi, trong khi quân Tàu từ các quân khu ở xa đến...

Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.

Bùi Tín
Diễn tiến những trận đầu tiên
Việt Long: Nghĩa là về các yếu tố địa thế và thuỷ thổ thời tiết thì phía Việt Nam phải quen thuộc hơn phía Trung Quốc, phải không ạ? Vậy thì diễn tiến những trận đầu tiên ra sao? Quân Trung Quốc tiến được đến đâu?

Bùi Tín: Chỉ một đêm đầu là họ tiến sâu đến 40 cây số. Chỉ một ngày đầu là nó đã đến Lạng Sơn, đến Cao Bằng rồi. Từ đó không tiến sâu thêm nữa. Nó không chiếm dần từng bước, mà đột phá sâu ngay đến 20 cây số, có những chỗ đến 40 cây số. Ngay ngày đầu tiên, lúc ấy anh em còn bỡ ngỡ lắm... Nhưng không tiến sâu thêm, vì nói là đánh một roi thôi, cuộc chiến hạn chế về không gian và thời gian.

Việt Long: Vậy khi quân Tàu chủ động rút về thì lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam có truy kích không?

Bùi Tín: Không, mình không đánh theo. Lực lượng nó chỉ tấn công 26 ngày thì Đặng Tiểu Bình tuyên bố bắt đầu rút, và cũng phải đến 10 ngày mới rút hết. Chiến trân ác liệt là trong ba tuần lễ đầu tiên.

Việt Long: Ông nói rằng chỉ trong ngày đầu là quân Tàu đã vượt ải Nam Quan và tiến thẳng tới Lạng Sơn, thì có phải là sau đó quân ta bung ra phản công nên trận chiến mới ác liệt trong ba tuần đầu?

Bùi Tín: Nghĩa là sau đó thì Việt Nam không rút lui, vẫn cứ bám, vì nó tràn qua, cho nên các lực lượng du kích và các trung đoàn của các tỉnh vẫn còn ở phía sau quân Trung Quốc. Nó đánh vượt qua, tiến chiếm các thị trấn, rồi quét và phá.
Việt Long: Nghĩa là họ không cần đánh những chốt phòng thủ, vị trí phòng thủ ở dọc đường mà dùng trục lộ chính đi thẳng tới Lạng Sơn là điểm dừng của họ.

chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 nguyên nhân và kết quả

Tình hình và nguyên nhân

Sau chiến tranh Việt Nam (1975), Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Chính phủ Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ đã nhiều lần đột kích, xâm lấn lãnh thổ và tàn sát đồng bào Việt Nam tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ huy động 10 sư đoàn đồng loạt tấn công xâm lược Việt Nam. Sau đó, quân đội Việt Nam đã phản công, đánh bật quân Khmer Đỏ ra khỏi Việt Nam và bắt đầu tiến sang Campuchia để tiêu diệt chế độ này.

Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

*******

Tương quan lực lượng tham chiến

Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[1] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện[2]. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

*******

Diễn biến

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

* Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
* Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
* Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
* Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
* Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.

Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.

Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

*******

Kết quả cuộc chiến

Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao...

Thương vong

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.

Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:

* Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước.

* Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Trận Bạch Đằng 1288

Trận Bạch Đằng 1288

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trận Bạch Đằng (1288)
Một phần của Kháng chiến chống Nguyên lần ba
Trận Bạch Đằng 1288.png
Chiến thắng của Quân đội Đại Việt năm 1288 trên sông Bạch Đằng
.
Thời gian 1288
Địa điểm Sông Bạch Đằng, Đại Việt
Kết quả Quân đội Đại Việt đại thắng, nền độc lập của Đại Việt được bảo toàn. [1]
Tham chiến
Nhà Trần (Đại Việt) Nhà Nguyên
Chỉ huy
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Hưng Đạo
Omar (Ô Mã Nhi)  Đầu hàng
Phàn Tiếp  Đầu hàng
Trương Văn Hổ[2]


Lực lượng
hơn 50.000 [cần dẫn nguồn] hơn 80.000 [cần dẫn nguồn]
Tổn thất
Không rõ 80.000 người chết và bị thương, hơn 400 tàu chiến bị thu gom, các tướng Ô Mã NhiPhàn Tiếp bị bắt sống [3],[cần số trang][2]
.
Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, đây là một trận đánh quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tôngvua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn[4]Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn.[2] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông. [5]
Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[2][1] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, ... [4][6]

Mục lục

Kế hoạch rút quân của quân Nguyên

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn.[1] Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.
Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.
Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Bố trí quân Trần

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên
Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Diễn biến trận đánh

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực. [2]
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết". Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số. [7]

Kết cục

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này.[2] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1]. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba. [1][5]
Mặc dầu về sau này, "Giao Chỉ" hãy còn "ngứa ngáy trong tim Hốt Tất Liệt", đại thắng của Quân đội Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng không chỉ hoàn tất mục đích đập vỡ đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, mà còn hoàn toàn phá vỡ âm mưu xâm lược Đại Việt, và qua đó Đế quốc Mông Cổ không thể nào làm chủ cả Đông Nam Á. [1]

Giả thuyết khác về bãi cọc

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở Bình Than, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngăn quân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở Bạch Đằng. Số cọc nhọn làm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm[8].
Ngay từ năm 1284, Trần Quốc Tuấn đã giăng bẫy ở đây và muốn dồn địch vào trận địa cọc, nhưng quân Trần yếu thế không thực hiện được ý định. Kết quả quân Nguyên vượt qua an toàn.
Năm 1287, khi Ô Mã Nhi tiến vào cũng mang quân đông và mạnh khiến quân Trần không thể dồn quân Nguyên tới bãi cọc vào thời điểm triều rút, do đó việc bố trí cọc cũng vô hiệu.
Theo ý kiến của Trần Xuân Sinh, các tướng Nguyên không thể không biết về bài học trận Bạch Đằng, 938 của Nam Hán; nhưng do hai lần đã đi qua dễ dàng, quân Nguyên chủ quan không đề phòng cạm bẫy ở sông Bạch Đằng năm 1288. Chính vì vậy khi rút lui đã bị sa vào trận địa và bị diệt hoàn toàn[9].

Trong thi ca

Chiến công trên sông Bạch Đằng vào năm 1288 của các vua Trần và Trần Quốc Tuấn, cùng với đại thắng của Ngô Quyền trong trận đánh tại đây]] thưở xưa, đã khiến cho dòng sông này trở nên gắn bó sâu sắc với lịch sử dân tộc Việt Nam. Có thể kể đến bài Phú sông Bạch Đằng của một môn khách của Hưng Đạo Đại Vương là Trương Hán Siêu (mất năm 1354) được coi là một bản hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Qua tác phẩm này, Trương Hán Siêu đã ca ngợi công đức của hai vị minh quân Trần Thánh Tông cùng với Trần Nhân Tông ("Nhị Thánh hề tịnh minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh" - dịch là : "Hai vua thật anh minh, đến sông này dẹp đạo binh".), và đề cao Hưng Đạo Đại Vương ("Duy thử giang nhi đại tiệp, do Đại Vương chi tặc nhàn", dịch nghĩa : "Nghĩ có đại thắng trên sông này, do bởi Đại Vương [biết thế] giặc nhàn"). Tác giả cũng nêu cao khí phách của Vương triều nhà Trần - "hào khí Đông A" - đại thắng hiển hách trong trận Bạch Đằng. [6]
Vua Trần Minh Tông về sau cũng viết bài thơ "Bạch Đằng Giang", trong đó có đoạn : [10]
"Non sông này xưa nay đã hai lần mở mắt,"
"Cuộc hơn thua giữa Hồ và Việt thoáng qua như một lúc dựa vào lan can."
"Nước sông chan chứa rọi bóng mặt trời cuối ngày đỏ ối,"
"Còn ngỡ là máu chiến trường thuở trước chưa từng khô."
Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc của Đại Việt dưới triều nhà Hậu Lê, cũng có bài thơ "Bạch Đằng Hải Khẩu", trong đó có đoạn : [11]
"Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc;"
"Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng."
"Quan hà bách nhị do thiên thiết ;"
"Hào kiệt công danh thử địa tằn"
Dịch nghĩa : [11]
"Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc một ;"
"Như mũi qua chìm, cây xích gãy, bên bờ lớp lớp chồng".
"Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt ;"
"Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi."
Cũng trong thời kỳ ấy, danh sĩ Nguyễn Mộng Tuân có bài "Hậu Bạch Đằng Giang Phú", ca ngợi toàn thắng này, với phần đầu ghi là : "Ngắm sông Đằng bát ngát ; nhớ Hưng Đạo oai phong/Miền Hải Đông vang lừng nhờ có sông Đằng oanh liệt/Dòng họ Trần bất diệt nhờ có chiến công Bạch Đằng bất hủ vậy". Bài thơ ấy đã tôn vinh công đức của các vua Trần, cũng với biết bao vị kiệt tướng cùng với toàn dân đồng lòng chiến đấu, gây nên thảm họa Bạch Đằng cho quân xâm lược Nguyên Mông, đến mức mà : "Tiếng thét vang trời, núi non tưởng chừng sạt đỉnh; thây trôi đầy biển, tôm cá được dịp đầy nang!/Thế ta bừng bừng, trận Xích Bích nào sánh kịp; cảnh giặc hoảng loạn, gió Hoài, Phì nọ truyền sang!". [4]

Nam quốc sơn hà

南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Bản phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.