Tìm kiếm

Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Biển Đông và bất đồng trong khối ASEAN

2012-11-21
Vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc một lần nữa cho thấy những bất đồng trong khối ASEAN khi Campuchia phát biểu ngược với quan điểm của các nước thành viên trong khối về vấn đề này.
AFP photo
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với các nhà lãnh đạo khối ASEAN tại Phnom Penh hôm 20/11/2012.

Việt Hà phỏng vấn chuyên gia về Đông Nam Á, ông David Brown nhân sự kiện này.

Bản đồ trên hộ chiếu: cơ hội hiếm có của Việt Nam

2012-11-23
Bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc cho in trên hộ chiếu phổ thông của họ đang làm cho nhiều nước nổi giận không riêng gì Việt Nam.
AFP
Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô cầm trên tay những hộ chiếu điện tử mới hôm 08-05-2012.
Thực chất của vấn đề này lợi hay hại đối với Việt Nam khi Hà Nội luôn theo đuổi chính sách kềm chế đối với Bắc Kinh?

Việt Nam từ chối hộ chiếu 'lưỡi bò'

Telegraph (Anh) cho biết, hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình bản đồ "lưỡi bò", bị từ chối đóng dấu khi chủ nhân nhập cảnh vào Việt Nam.

(ĐVO) Nhân viên phụ trách nhập cảnh vào Việt Nam từ chối đóng dấu lên hộ chiếu có bản đồ hình "lưỡi bò" và thay vào đó là đóng thị thực vào một quyển riêng biệt khác.

David Li, 19 tuổi, đến từ Quảng Đông cho biết: “Họ tuyên bố hộ chiếu của chúng tôi vô giá trị. Họ nói rằng bản đồ trên hộ chiếu mới, biên giới biển của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Nếu họ đóng dấu hộ chiếu này, điều đó có nghĩa là họ thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc”.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Công an xác nhận bắt nữ sinh chống Trung Quốc


SÀI GÒN (NV) -Công an Sài Gòn xác nhận với mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên là đã bắt cô nhưng từ chối không cho biết lý do, đồng thời nói rằng Phương Uyên đã được chuyển về Long An.
Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. (Hình: Internet)
Nguyễn Phương Uyên là sinh viên trường Ðại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Sài Gòn bị công an bắt hôm 14 tháng 10, mà theo lời các bạn của cô là “khoảng 10 công an ập vào phòng trọ” và bắt đi hôm 14 tháng 10 vì họ nói muốn điều tra các truyền đơn chống Trung Quốc mà sinh viên này bị cáo buộc đã phát tán.


Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Tham vọng của Trung Quốc đối với Bắc Cực

Trung Quốc không che dấu tham vọng khai thác tài nguyên Bắc Cực, một khi lớp băng che phủ bề mặt đại dương tan chảy (DR)

Tháng 6/2012 lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du Đan Mạch. Hai tháng trước đó, Iceland và Thụy Điển là trọng tâm vòng công du 4 nước châu Âu của thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tại Iceland, thủ tướng Trung Quốc đã ký một hiệp định khung về việc hợp tác ở vùng Bắc cực để đổi lại, Reykjavik ủng hộ việc Bắc Kinh lại xin được cấp quy chế quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực. Đơn của Trung Quốc sẽ được cứu xét vào tháng 5/2013.

VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới

Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Hình chụp từ trang web dantoc.net
Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Theo báo Tiền Phong Online cho biết Thiếu tướng NguyễnThanh Tuấn là Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, trong bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có khả năng bảo vệ cách bờ biển 200 km. Tên lửa mà Việt Nam có hiện nay có thể bắn xa 600 km và quan trọng hơn hết là Việt Nam đã trang bị nhiều phi cơ chiến đấu có thể bay một chặng dài từ đất liền ra các đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi có chiến tranh xảy ra.
Đây là lần đầu tiên một giới chức Việt Nam công khai việc phòng thủ chống Trung Quốc trước một cử tọa đông đảo từ nước ngoài về mặc dù sức ép từ phía Bắc Kinh lên chính phủ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ đi.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Nhật ký một chuyến đi từ thiện

(bé Khánh trong vòng tay một thành viên TTQN và Phượt HPXM)

Đã hẹn 7h30 có mặt tại Uông Bí vậy mà đồng hồ chưa kêu Ngọc đã gọi:
- Thế anh có đi không thì bảo?
- Ok bây giờ là 6h35 vậy 7h35 có mặt. ^^
Vùng dậy vào lúc 6h30 sáng, sau một hồi "loằng ngoằng" cuối cùng 6h50 cũng xuất phát được.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Kissinger bàn về Trung Quốc: Chiến tranh biên giới với Việt Nam



Trong “On China” – cuốn sách nửa hồi ký chính trị, nửa nghiên cứu – của mình, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dành riêng một chương để nói về “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba”, tức là xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông cho rằng có “ba cuộc chiến tranh Việt Nam”, chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc.
Kisssinger ghi lại: Vào tháng 4-1979, hai tháng sau cuộc xâm lược chớp nhoáng của quân Trung Quốc vào đất Việt Nam, Hoa Quốc Phong, lúc đó là thủ tướng Trung Quốc, đã tổng kết “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba” với một giọng điệu rõ là kiêu ngạo, nhằm cả vào Liên Xô: “Họ (Liên Xô) không dám động tay chân. Thế là cuối cùng chúng ta đã có thể sờ hông con hổ”.
Với tư cách người ngoài cuộc, và là một nhà ngoại giao Mỹ, Henry Kissinger nhận định, hành động đem quân vào Việt Nam của Trung Quốc là có ý đồ thách thức một hiệp ước phòng thủ chung được ký giữa Hà Nội và Matxcơva mới cách đó chưa đầy một tháng. Do vậy, việc “Liên Xô không dám động tay chân” có ý nghĩa rất lớn. Cựu ngoại trưởng Mỹ viết:

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Đặng Tiểu Bình và truyền thông Việt Nam

Ông Đặng Tiểu Bình


Nói đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến tên một nhân vật nổi tiếng với vai trò chủ chốt, đó là Đặng Tiểu Bình.
    Báo chí Việt Nam thời kỳ đó miêu tả Đặng như là một kẻ "phản bội chủ nghĩa xã hội", là tên "phản động quốc tế đầu sỏ" bợ đỡ "đế quốc Mỹ" và phương Tây, là kẻ đưa Trung Quốc "đi theo con đường tư bản chủ nghĩa" với thuyết "mèo trắng mèo đen" nổi tiếng thực dụng mà truyền thông VN khi ấy lên án là "cực kỳ phản động".

'Kẻ phản bội'
    Tôi không dám chắc những lời lên án chứa đầy những thuật ngữ chính trị ấy tác động đến người Việt Nam như thế nào vào cái thời ấy, nhưng tôi dám chắc là tất cả những người có hiểu biết và lương tri đã sống qua cái thời kỳ đó đều coi Đặng Tiểu Bình là kẻ gây ra tội ác khủng khiếp đối với nhân dân Việt Nam bằng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo do chính ông ta phát động.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

ASEAN nên thành lập liên minh quân sự bảo vệ biển Đông?

ASEAN được thành lập vì lợi ích của các nước Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực. Vào giữa thập niên 1980, tổ chức này từng thất bại trên con đường cộng tác kinh tế. Nhưng nay tự do thương mại được thiết lập trong khu vực đã đưa lại thành công lớn. Tuy nhiên cái áo khoác cho tổ chức này ngày càng chật dẫn đến các nghị trình họp hành không mang lại hiệu quả cao như dân chúng mong muốn.
Thành lập được liên minh quân sự ASEAN mới bảo vệ được biển Đông và duy trì tự do hàng hải

          Trong đà tăng trưởng tự do thương mại, khối ASEAN họp hành thượng đỉnh thường đưa tăng trưởng GDP ra ca ngợi như một thành công tột bực, và đó là vinh hạnh của khối. Sự ngây ngất về kinh tế đưa lại thảm hoạ khác bị đánh giá không đúng mức như ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, và bất bình đẳng quyền con người đang đe doạ các tiến bộ cơ bản. Người ta thấy rõ phá rừng ở Indonesia ảnh hưởng đến khu vực như thế nào nhưng không có phản ứng đủ mạnh của khối để kiềm toả việc bức hại đa dạng sinh học ở đây. ASEAN cũng yết ớt trong phản ửng bảo vệ nguồn lợi hàng ngàn loài vật trên sông Mê Kông khi hàng loạt đập thuỷ điện được xây dựng ở thượng nguồn của nó tại Trung Quốc và gần đây là Lào sẽ tiếp tục nổ lực xây đập thuỷ điện Xayaburi sẽ làm hàng triệu nông dân của Cămpuchia, Việt Nam tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, sự đang dạng sinh học của con sông trứ danh này cũng bị liệt vào sổ chết. Nói cho cùng, bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng là bảo vệ cộng đồng dân cư và tạo cảm hứng cho tự do thương mại thăng hoa.

Trung Cộng và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế

Để giành thế “thượng phong” trong tất cả các cuộc đụng độ hay va chạm với thế giới, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng con bài “cưỡng bức kinh tế” một cách khá hiệu quả. Nạn nhân của họ không chỉ là các quốc gia nhỏ bé ở châu Á mà còn cả các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật…
   Theo chuyên gia Bonnie S. Glaser, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên nghiên cứu về Trung Cộng của Viện nghiên cứu Chiến lược và an ninh quốc tế (Hoa Kỳ) cho rằng:"..Cả thế giới đã không còn lạ lẫm gì chiêu bài này của Trung Quốc nhưng đến nay, có thể nói chưa ai tìm ra được giải pháp khống chế nào hiệu quả ngoài sự “rất lo ngại” và tâm lý phòng thủ cao độ"
 Trung Quốc và chiến thuật “cưỡng bức” thế giới bằng kinh tế
 Hồi cuối tháng 7 vừa qua, khi lần đầu tiên trong 45 năm tồn tại của mình 10 nước ASEAN không thể cùng nhau ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh người ta đã nhắc đến rất nhiều lần 2 cái tên: Cam Bốt và Trung Cộng. Trên bàn ngoại giao, mọi người cho rằng chủ tịch hội nghị là nước chủ nhà Cam Bốt đã quá cứng nhắc và “không có tinh thần cộng đồng” nhưng ở bên ngoài, thứ mà người ta nói đến nhiều nhất lại là sự ảnh hưởng của Trung Cộng đến quyết định loại bỏ vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự dẫn đến sự đổ vỡ của bản tuyên bố chung. 

Trung Cộng có thể chiếm Hà Nội trong chớp nhoáng nhờ đường cao tốc

Việt Nam phải phòng thủ như thế nào nếu Trung Cộng có dã tâm đánh chiếm nước ta một lần nữa dựa vào các tuyến đường cao tốc, xe lửa mới nối liền Trung Cộng ( nơi tập trung nhiều quân khu, phân khu quân sự)

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

“Chúng nó” – Bọn trẻ con miền núi?…


Bài này đã được đăng cũng lâu rồi chắc mọi người đã quên, nhân một mùa đông lạnh giá sắp tới mình xin đăng lại cho mọi người cùng nhìn lại một góc nhìn khác về "trẻ em dân tộc" và những đồng bào dân tộc của ta sống như thế nào so với cuộc sống thường ngày của mọi người miền xuôi.

Để chuẩn bị lên Điện Biên, chúng tôi đi tìm mua áo rét cho học sinh mầm non với số lượng trên ngàn chiếc. Cũng lần mò không ít chỗ, cuối cùng mua được 1.150 chiếc áo rét, cả cho cháu trai, cả cho cháu gái, với giá 85.000 đ/ áo nữ và 105.000đ/ áo nam. Có thể nếu nhiều thời gian hơn, sẽ tìm ra “mối” rẻ hơn.
Nhưng đến giờ, với chất lượng tương đương, đó vẫn là giá tốt nhất chúng tôi tìm được. Điều vui là thầy cô, phụ huynh đều khen áo đẹp và tốt, phù hợp với các em nhỏ vùng cao.

Hoạt động từ thiện Kim Sơn

Chuyến đi Kim Bon Phù Yên Sơn La qua sức mạnh của truyền thông, đặc biệt trên mạng Internet lan tỏa không chỉ trong nước mà cả ngoài nước lay động biết bao những trái tim nhân ái sẵn sàng chìa tay sẻ chia giúp đỡ trẻ em dân tộc nghèo khó ở vùng cao Kim Bon xa xôi.
\

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị-kỹ thuật hải quân của Nga

Атомная подводная лодка (АПЛ) Юрий Долгорукий
Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị-kỹ thuật hải quân của LB Nga.
Chương trình lớn nhất của Nga với Việt Nam trong phân khúc thiết bị-kỹ thuật hải quân là thỏa thuận cung cấp 6 tàu ngầm 636.1 "Kilo". Ngày 28 tháng Tám vừa qua tại Công ty cổ phần "Ụ tàu Đô đốc” đã hạ thủy chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên trong đề án 636.1 "Kilo" dành cho Hải quân Việt Nam. Cuối năm 2009, "Rosoboronexport" đã ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm đề án thiết kế 636.1 "Kilo" trị giá khoảng 2 tỷ dollar. Toàn bố số tàu ngầm diesel-điện dành cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa tấn công "Club-S".

Mỹ sẽ bố trí trung tâm chỉ huy theo dõi tình hình ở biển Đông tại Philippnines

04.11.2009 сша морская пехота сша военный сша солдат сша


Mỹ đang có kế hoạch triển khai tại trung tâm chỉ huy theo dõi tình hình ở biển Nam Hoa (Biển Đông). Điều này đã được hãng tin Kyodo công bố ngày hôm nay, trích dẫn nguồn tin trong quân đội Philippine.
"Có một kế hoạch thiết lập trạm chỉ huy trên đảo Palawan, nơi sẽ hiện diện 50-60 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ" - nguồn tin cho biết. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trung tâm chỉ huy chung trong căn cứ quân sự Philippines tại Brooks Point ở Palawan. Đặc biệt sẽ xây dựng một đường băng mới, có thể tiếp nhận máy bay chở hàng lớn của quân đội Mỹ.
Philippnines hiện đang nghiên cứu khả năng nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cơ sở quân sự khác, có thể được sử dụng kết hợp với Mỹ. Theo dự kiến, tổng cộng trong nước trong chế độ luân phiên sẽ bố trí từ 4000 đến 4500 lính Thủy quân lục chiến Mỹ.
Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2012_09_04/87196049/

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Việt Nam đủ sức đối đầu Trung Cộng

Sức mạnh phòng thủ của Việt Nam trước các thế lực thù địch phương Bắc

 

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Là người Việt Nam cho dù có theo chế độ nào thì cũng phải giữ truyền thống cha ông bảo vệ giang sơn, giống nòi Việt Nam.
Hồ Chủ Tịch từng nói :" Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước"
mong răng tất cả con em Việt Nam đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, cho dù thuộc tầng lớp nào ( nông dân, quân nhân, công nhân, vô sản, tư bản, và chỉ là người dân bình thường) đều đc tổ quốc ghi nhớ công ơn của họ.



phim tài liệu hải chiến Hoàng Sa

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Phát xít Trung Cộng Thừa nhận đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

 

Tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc số ra ngày 06/8 vừa qua, có bài viết thừa nhận công khai việc Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây hàng chục năm.
Vốn dĩ chuyện lừa dối của Chính quyền Trung Quốc đã có từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Trung Quốc vs Phát xít Hitler


Đây là một số tổng hợp và tìm kiếm vạch mặt sự liên hệ giữa Trung Cộng với chủ nghĩa phát xit mà  ông tổ của nó là Hitler.
Các bức hình tỏ rõ sự kẻ cả của chúng, cho mình là trên người khác,...

Ấn Độ không còn ngán rồng 5 sao.

(VnMedia) - Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ luôn thoái lui trước sự doạ dẫm của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi. Điều này được thể hiện rõ qua việc New Delhi gần đây liên tục tăng cường sức mạnh quốc phòng dọc khu vực biên giới Arunachal tranh chấp với Trung Quốc.


(hệ thống tên lửa siêu âm chiến lược Brahmos do Ấn - Nga hợp tác sản xuất có thể nói là tốt nhất hiện nay) 

Chiến tranh Trung Cộng vs Ấn Độ 1962

 


                                                 (phát xit Trung Quốc??)
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành nhau. Aksai Chin là một vùng đất rộng 38 000 cây số vuông, ở độ cao 5 000 thước, hoang vu và khô cằn, rất ít dân cư nhưng ở vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Aksai Chin ngày xưa thuộc về vương quốc Ladakh nhưng được sát nhập vào Ấn Độ thuộc đế quốc Anh khi Anh và Tây Tạng (lúc ấy còn độc lập) ký hiệp ước năm 1904, ấn định biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ theo đường ranh giới Mac Mahon. Trung Quốc lúc ấy không công nhận Tây Tạng là nước độc lập nên cũng không công nhận đường Mac Mahon. Vì vị trí chiến lược của Aksai Chin, nằm trên quốc lộ 219 của Ấn Độ nối Tây Tạng và tỉnh Sinkiang (Tân Cương), Trung Quốc nhất định giữ quyền kiểm soát khu vực này.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa



Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên lễ đài sáng 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội - Ảnh tư liệu
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

AI MANG ƠN TRUNG QUỐC?

(KHÔNG THỂ KHÔNG VIẾT ĐỂ NÓI LẠI “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” CỦA NHÓM HỌC GIẢ TRUNG QUỐC- phần tiếp theo)

Lại nói về nhóm học giả TQ gồm toàn những giáo sư, tiến sỹ rầm rộ xuất quân viết loạt bài Câu chuyện "không thể không nói" giữa Trung Quốc và Việt Nam với nội dung từ đầu đến cuối hàm ý rằng Việt Nam phải biết ơn TQ. Ấy là do từ thời tiền sử mông muội người Việt cũng do người Hoa sinh ra, qua ngàn năm Bắc thuộc nhờ vào sự khai hóa và dạy dỗ của các quan thái thú TQ mà người Việt mới trở nên văn minh, mới có ngôn ngữ và chữ viết, mới có phong tục tập quán và lễ nghi, rồi qua thời hiện đại nhờ vào sự giúp đỡ của TQ mà VN mới đánh thắng được hai đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ.Thế mà bây giờ VN lại còn tranh giành hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa vốn thuộc của TQ, rồi nhân dân VN đi biểu tình nói xấu TQ là "gã láng giềng to xác xấu bụng" là không còn đạo lý gì cả, là phủi sạch ơn của TQ.
  Nhưng thực sự thì ta có cần mang ơn TQ không nhỉ? Nếu có thì ai mang ơn?


Nhớ ơn Trung Cộng ??

Toàn quốc đại hội: Nhớ ơn Trung Quốc?

Tâm sự cùng ngài Phó Thủ Tướng tốt nghiệp 3 trường Đại Học quốc tế.
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 10/7/2012 tại Thủ Đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, người từng là học viên của 3 trường Đại Học nước ngoài (Đại Học Magdeburg - Đức, Đại học Oregon và Harvard - Hoa Kỳ. Theo Wikipedia). Ông đại diện “nhà nước và đảng ta” tổ chức trọng thể một đại hội được khai mạc có cái tên và tiêu đề "ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC - Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc". Có nghĩa khắp các tỉnh thành trong toàn nước Việt Nam nơi nào cũng có cái hội “Yêu Nước Trung Quốc” cử “đại biểu” về tham dự (?!)

Cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc năm 1969


1, Vụ xung đột ngày 2/3/1969 ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri:

Lực lượng mỗi bên khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh. Đêm 1 rạng 2 tháng 3, TQ cho khoảng 300 quân ngụy trang bò qua sông đóng băng, đổ bộ chiếm đảo Damanski rồi phân tán phục kích, một bộ phận khác triển khai trên bờ sông (đất TQ). Tảng sáng, TQ cho 30 lính công khai từ bờ sông đi ra đảo.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn của người Nga

 Việt Nam đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc cách đây 30 năm. Mối thù nghịch giữa hai nước tiếp tục trong hơn 2.000 năm.




Cuộc chiến đã nổ ra năm 1979 bởi vì những mối quan hệ căng thẳng giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết và Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng đối với các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa. Bắc Kinh đã không thể khoác lác được về bất cứ thành công nào: phạm vi ảnh hưởng của họ chỉ bao gồm có hai nước Albania và Kampuchea.

Nhân dân Việt Nam có cần biết ơn Trung Cộng??

Nhân dân ta cũng cần cảm ơn Trung Cộng với lời nguyền này của họ: “杀越寇为南沙之战祭旗” “Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa”


Vũ Cao Đàm
Hồi năm 2010 tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” là một trang mạng của Đảng Trung Cộng. Tôi đã dịch và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng và blog của cộng đồng Việt, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán và thức tình lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí quốc tế vô sản”, “anh em môi hở răng lạnh”, “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền: “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” (tiếng Hán là 越寇南沙之祭旗).

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Hịch tướng sĩ 2012


TT - “Ta thường nghe: Trần Quốc Toản tay không bóp cam ra bã, hận mình không đủ tuổi giúp nước/ Võ Thị Sáu thân là nữ nhi lại khiến lính Pháp ngước nhìn kinh sợ/ Anh hùng Kim Đồng hi sinh ở tuổi 14 để bảo vệ cán bộ cách mạng/ Rõ ràng từ xưa đến nay yêu nước đâu cần tuổi.../
Ta và các ngươi vốn là trí thức trẻ/Những chuyện trên đều đã nghe qua/ Ấy vậy mà không biết lấy điều tốt làm gương/ Cứ mãi đắm chìm trong những mộng ảo tầm thường.../ Ta thường tới bữa quên ăn/nửa đêm viết blog mà ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.../ Dẫu cho trăm thân ta lênh đênh tan rã trên biển Đông/ Nghìn thây ta gửi lại ngoài hải đảo, cũng nguyện xin làm/

Hịch Tướng Sĩ

Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu một áng văn bất hủ của dân tộc Việt Nam, đó là bài “Hịch Tướng Sĩ” của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mời quý vị theo dõi sau đây.

Photo courtesy of Wikipedia
Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định.
“Hịch Tướng Sĩ” được viết vào năm 1285, khi cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông đe dọa cả nước. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì đây là “bài hịch hiểu dụ các tỳ tướng”. Sau này được gọi là Hịch Tướng Sĩ, nằm trong phần lời nói đầu của “Binh Thư Yếu Lược” do Trần Quốc Tuấn soạn cho tướng sĩ dưới trướng của ông dành để học tập.

Việt Nam có phải sợ Trung Cộng ?


lỗi nhục Tam Sa

Những phân tích về việc Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa và phản ứng của Việt Nam


Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Đừng bịt miệng dân



Viết bởi truongduynhat Đăng lúc 0:00 am06 August 2012 Đừng bịt miệng dân(*). Nhà tù trại giam là dành cho những kẻ phản quốc chứ không phải để nhốt dân chúng biểu tình bày tỏ lòng yêu nước. Súng ống đạn dược là để ngăn chặn quân xâm lược chứ không phải để chĩa về phía nhân dân.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Trận Bạch Đằng 938

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trận Bạch Đằng (938)
Một phần của các cuộc đấu tranh của người Việt thời Bắc thuộc
Chienthangbachdang.jpg
Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938.
.
Thời gian Năm 938
Địa điểm Sông Bạch Đằng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam)
Kết quả Người Việt đại thắng, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc. [1]
Tham chiến
Nam Hán Người Việt (Tĩnh Hải Quân)
Chỉ huy
Lưu Cung
Lưu Hoằng Tháo  
Ngô Quyền


.
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc[1].
Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông. [1]

Hoàn cảnh

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.
Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.
Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.

Diệt nội phản

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Chiến thắng Bach Đằng 1288

Trận Bạch Đằng (1288)
Một phần của Kháng chiến chống Nguyên lần ba
Trận Bạch Đằng 1288.png
Chiến thắng của Quân đội Đại Việt năm 1288 trên sông Bạch Đằng
.
Thời gian 1288
Địa điểm Sông Bạch Đằng, Đại Việt
Kết quả Quân đội Đại Việt đại thắng, nền độc lập của Đại Việt được bảo toàn. [1]
Tham chiến
Nhà Trần (Đại Việt) Nhà Nguyên
Chỉ huy
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Hưng Đạo
Omar (Ô Mã Nhi)  Đầu hàng
Phàn Tiếp  Đầu hàng
Trương Văn Hổ[2]


Lực lượng
hơn 50.000 [cần dẫn nguồn] hơn 80.000 [cần dẫn nguồn]
Tổn thất
Không rõ 80.000 người chết và bị thương, hơn 400 tàu chiến bị thu gom, các tướng Ô Mã NhiPhàn Tiếp bị bắt sống [3],[cần số trang][2]
.
Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, đây là một trận đánh quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tôngvua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn[4]Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn.[2] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông. [5]
Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[2][1] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, ... [4][6]

Kế hoạch rút quân của quân Nguyên

Thảm sát Thiên An Môn 1989

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự kiện Thiên An Môn
Su kien Thien An Mon.jpg
Đám đông biểu tình tụ tập quanh tượng Nữ thần Dân chủ trước quảng trường Thiên An Môn.
Tiếng Trung: 六四事件
Nghĩa: Sự kiện 6-4 (4 tháng 6)
Alternative Chinese name
Phồn thể: 八九民運
Giản thể: 八九民运
Nghĩa: phong trào ủng hộ dân chủ '89
Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, những cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Hun Sen & câu chuyện ý thức nguyên thủ


 Ta luôn đòi hỏi và kêu gào quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức lãnh tụ?

          Hôm thứ năm 9/8/2012, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen vừa có một bài diễn thuyết kỷ lục suốt 5 giờ 20 phút trước Hạ viện và được truyền hình trực tiếp cho toàn dân nghe. Phát ngôn viên chính phủ Khieu Kanharith nói: đây là bài diễn văn dài nhất của ông Hun Sen trong 27 năm làm Thủ tướng. Nội dung gần như duy nhất chỉ nói về những khúc mắc trong phân định ranh giới với Việt Nam. Ông nói liên tục và không hề bị ngắt quãng với một chất giọng hào sảng hiếm thấy ở một vị Thủ tướng đã qua tuổi 61.

Chiếc gậy và củ carot

THÍ CHỐT VC ĐỂ CHIẾU BÍ TRUNG CỘNG

Nguồn: http://quanlambao.blogspot.com/2012/08/thi-chot-vc-e-chieu-bi-tc.html
Hình ảnh cái đầu con chuột lắt CSVN đã nằm trọn trong cái miệng mèo TC
Lời nói đầu: Tựa đề của bài viết này là - "Mỹ đã 3 lần cứu sống đảng (chuột lắt) CSVN và bây giờ phải chăng đã đến lúc Mỹ thí chốt (VC) để chiếu bí (TC)?", nhưng vì hơi dài cho nên cắt ngắn lại thành: "Thí chốt (VC) để chiếu bí (TC)". Mỹ đã 3 lần cứu sống đảng CSVN và dĩ nhiên là cả 3 lần đều vì quyền lợi, vì chiến lược toàn cầu của Mỹ. Lần thứ nhất, Mỹ cứu sống đảng CSVN khi còn phôi thai trong trứng nước.


HÃY NÓI 'KHÔNG' VỚI HÀNG TRUNG QUỐC!

Thực phẩm bẩn từ Trung Quốc lan tràn vào Việt Nam hàng chục năm nay và ngày càng gia tăng thực sự trở thành mối lo lớn của dân ta.
 

Năm 2011 Việt Nam nhập khẩu thực phẩm trái cây từ Trung Quốc hơn 1 tỷ Mỹ kim!!!! Đây là điều đáng báo động. Tại sao nhân dân ta không kiên quyết tẩy chay hàng hóa từ Trung Quốc, Tại sao chúng ta lại tiêu thụ thực phẩm bẩn và các hàng hóa khác từ Trung Quốc để làm giàu cho chúng quay sang đánh chiếm chúng ta? Hiện nay hàng năm nhập siêu khoảng 12 tỷ USD chủ yếu do nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó điện thoại di động cũng nhập  khẫu lên tới hàng tỷ USD! 
Giặc Tàu vô cùng thâm độc: Trung Nam Hải có chủ trương đưa dược liệu gây vô sinh vào  bia Thanh - Tao xuất khẩu sang Việt Nam để tiêu diệt giống nòi Việt Nam. Hiện nay tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam chiếm 27% dân số theo số liệu của Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ tổng hợp!
Hãy xem sữa bột bị nhiễm bẩn mà các chính Trung Quốc sản xuất ra để bán ho dân chúng của chính họ thì đủ hiểu - Người dân Việt Nam sẽ còn bị đối xử như thế nào? Tuy nhiên vì quan hệ 'Môi hở răng lạnh' mà Chính Phủ Việt Nam đã cố tình bưng bít không dám công bố, chỉ đạo báo chí không được đăng bài ...

Hàng Hoá Trung Quốc & Tương Lai Nước Việt

Hàng Hoá Trung Quốc & Tương Lai Nước Việt

 Vì sức khoẻ và sự sống của từng người, từng gia đình và toàn dân Việt Nam.      
Không mua hoặc bán hàng hoá do Trung Quốc sản xuất.

LỜI KÊU GỌI 


Lịch sử đã chứng minh rằng: Chế độ nào hưng thịnh rồi cũng suy tàn, chỉ có quốc gia và dân tộc là trường tồn vĩnh cữu. Nay dân tộc Việt Nam đang đứng trước một đại họa là hàng hoá của Trung Quốc kém phẩm chất và có chất độc hoá học tràn ngập thị trường Việt Nam đang đe dọa hủy diệt sinh lực, giống nòi dân tộc ta.
Xét rằng:

Cảnh sát biển VN nhận máy bay tuần tra


Máy bay C212-400 của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển Việt Nam đang được đầu tư trang thiết bị hiện đại
Chiếc máy bay tuần tra C212-400 đầu tiên mua từ hãng Airbus vừa được Trung đoàn không quân 918 đón nhận hôm thứ Năm 16/8.
Trung đoàn 918 là đơn vị có trách nhiệm bảo đảm hậu cần và bảo quản máy bay tuần tra cho cảnh sát biển.

Biểu tình vì sư Tây Tạng tự thiêu

Những người Tây Tạng biểu tình phản đối Trung Quốc
Ít có vụ tự thiêu được tường thuật từ Thanh Hải 

Hàng trăm người Tây Tạng đã biểu tình ở tỉnh miền tây Thanh Hải để phản đối sự cai trị của Trung Quốc sau khi một nhà sư châm lửa tự thiêu, các nhóm nhân quyền cho biết.
Nhà sư đã châm lửa vào mình bên ngoài một tu viện ở thị trấn Tongren hôm thứ Tư ngày 14/3, theo các tổ chức Tây Tạng tự do và Chiến dịch quốc tế cho Tây Tạng.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
2007.02.16
Bùi Tín - Việt Long

Trận chiến biên giới Việt Trung diễn ra cách nay đúng 28 năm. Hôm nay là ngày mà những chiến sĩ anh hùng chiến đấu và hy sinh bảo vệ tổ quốc phải được tưởng niệm long trọng trên cả nước. Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao đầy tế nhị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc đó khó lòng diễn ra.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe
Giở lại trang lịch sử để nhắc nhớ những tấm gương anh hùng ấy, đồng thời tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể học được bài học lịch sử nào chăng, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Bùi Tín là cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân của đảng Cộng sản, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật, và là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, từng tham dự nhiều buổi họp tại bộ Tổng Tham Mưu vào thời gian đó.
Ông hiện sinh sống và làm việc tại Pháp. Mời quý vị nghe tiếp bài thứ hai trong loạt phỏng vấn này.

tường thuật chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 (tiếp)

Diễn biến:

Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.

tường thuật chiến chanh biên giới Việt - Trung 1979

Có một nhà văn Nga đã nói : " Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh" , và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật thì thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).

Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.

Nguyên nhân và hoàn cảnh:

Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô.Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc
về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc.Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc.Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.

Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công hòng chiếm đảo Damanski ( Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên phòng của Liên Xô thiệt mạng.Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.

Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.
Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.

Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.

Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà ( nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).

Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.

Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực.

Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành.Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.

Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.

Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.

Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.

Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.
Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.

Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.

Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.

Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.

Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài Gòn".

nguồn :http://ttvnol.com/gdqp/1138544

Biểu tình chống Trung Quốc sáng 5 tháng 8 tại Hà Nội

2012-08-05
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội sáng nay, Chúa Nhật 5 tháng Tám, đã bị dẹp tan khi vừa khởi sự, một số đông người bị bắt lên xe chở về một trại phục hồi nhân phẩm.
Photo courtesy of blog NXD
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 5/8/2012.

Từ sáng sớm nay ở thành phố Hà Nội, công an đã chốt sẵn nơi tượng đài Lý Thái Tổ gần ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đối diện với Hồ Hoàn Kiếm và nhà hát lớn.

Công an chốt sẵn

Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Sáng nay công an đã bố trí một lực lượng rất đông ở quanh bờ hồ, đặc biệt hai địa điểm thường xuất phát những cuộc biểu tình mỗi sáng Chủ Nhật. Khi tôi đi ăn sáng và mua báo, có công an đi kèm, tôi quan sát thấy ở nhà hát lớn dày đặc các lực lượng công an ở đây. Có cả lực lượng dân phòng tăng cường từ các phường như phường Chương Dương, phường Bạch Đằng, phường Phan Chu Trinh và phường Tràng Tiền. Độ khoảng gần chín giờ thì tin tức của Dương Thị Xuân và một số anh em biểu tình báo về là họ đã bắt giữ gần 50 người, trong đó có cụ bà Lê Hiền Đức, blogger Lê Dũng, anh Lê Thiện Nhân, Dương Thị Xuân, ông Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Tường Thụy, vân vân.”
anti-china-protest-aug5-2012-2-250.jpg
Công an trước tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh chụp lúc 08:35 sáng 5/8/2012. Photo courtesy of danlambao.
Như vậy, lúc cuộc biểu tình vừa bắt đầu thì đã bị công an dẹp tan, hai người bị bắt sớm nhất là ông Lê Gia Khánh và vợ, bà Phùng Thị Trâm. Cả hai ông bà bị lên xe tắc xi về Ô Cầu Rền, trong lúc những người sau đó thì bị lùa lên xe buýt đưa về trại Lộc Hà. Có mặt tại phường Ô Cầu Rền, ông Lê Gia Khánh kể lại:
“Ra quanh bờ hồ thì bị công an bắt đưa về ủy ban phường ở Ô Cầu Rền, bây giờ đang ngồi ở ủy ban đấy, họ ngăn cản không cho anh em đi biểu tình nữa chứ có gì đâu. Họ sợ nhất là biểu tình quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Thế thì bọn tôi đi trốn mấy ngày rồi lúc ra hồ Hoàn Kiếm thì họ xông ra họ túm, họ biết mặt biết tên cả rồi.
Sáng nay công an đã bố trí một lực lượng rất đông ở quanh bờ hồ, đặc biệt hai địa điểm thường xuất phát những cuộc biểu tình mỗi sáng Chủ Nhật.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Chúng tôi đang ngồi ở ủy ban phường, đang đấu võ mồm với các anh các chị ở đây đây. Mục đích là nó chỉ phá biểu tình, không cho tụ họp hò hét ngoài đường, còn khi đã làm được cái việc là hết biểu tình thì nó đuổi về chứ chẳng có thừa cơm mà nuôi bọn tôi đâu.”
Thanh Trúc: Nghe nói hai ông bà bị bắt lên xe con chứ không phải xe lớn giống mấy người kia?
Lê Gia Khánh: “Là vì tôi đến rất sớm, cá nhân đến sớm, còn những người kia họ đến khi tập trung đông rồi thành thử bắt được nhiều người hơn. Tôi đến ngay phố Trần Nguyễn Hãn, vừa kịp khóa xe xong đi ra là nó túm ngay ở đường quanh bờ hồ. Một tiếng đồng hồ sau thì nó bắt nhốt nhà tôi cũng ở gần đấy, bây giờ cũng đang ngồi với tôi đây này.”
Một người biểu tình khác là ông Lê Anh Hùng:
“Sáng nay khi chúng tôi đi biểu tình được khoảng 400 mét từ trước cổng của ủy ban thành phố, đến gần nhà hàng Cá Mập thì lúc ấy là an ninh họ xộc vào, họ bắt hết.”

Khoảng 30 người bị bắt

anti-china-protest-aug5-2012-250.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc trước trại Lộc Hà sáng 5/8/2012. Photo courtesy of Facebook Anh Chí.
Trên đường dây viễn liên nối về trại Lộc Hà, nơi mọi người bị đưa về, là tiếng nói của chị Dương Thị Xuân và một số người khác như chị Nga, anh Nguyễn Chí Đức: “Ở trong trại Lộc Hà rồi đây, có ba mươi người ở trong này, có cả mấy bạn trẻ nữa, blogger Cát Bụi, Blogger Hư Vô, các bạn Hải Phòng. Đấy bạn Chí Đức đang nói đấy.
Sáng nay chúng tôi nói rằng chúng tôi không biểu tình được tại bờ hồ thì chúng tôi vào trại Lộc Hà biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, cũng như phản đối tất cả những người đã bắt giữ chúng tôi. Chí Đức còn đang quấn cờ lên người, công an họ cho chúng tôi vào một cái hội trường rộng và họ ngồi gác ở hai đầu nhà. Anh Tường Thụy, anh đang ghi tên của các bạn. Anh Tường Thụy đang bận, chị nói chuyện với Dũng Azoka nhé…"
Dũng: “Em bây giờ phải làm việc với công an đây.”
Nga: “Mẹ con em bị chúng nó chia rẽ rồi, bé Vũ bị chúng nó tách ra bây giờ bé Vũ đang lang thang ở Hà Nội, thì bây giờ nhà một mẹ một con đi đâu cũng phải đem theo nhưng khi em bị bắt thì công an đã tách mẹ con em ra… Công an họ đang ép em đi làm việc đây.”
Điện thoại được chuyển qua cho Nguyễn Chí Đức là người lúc trước đi biểu tình chống Trung Quốc đã bị an ninh đánh và đạp vào mặt:
Đây là Nguyễn Chí Đức, nhiều xe, đến ba xe cơ, giờ mọi người đang ở trong trại Lộc Hà này, họ chia mình thành từng tốp ra để làm gì đấy chưa biết.
Anh Nguyễn Chí Đức
“Đây là Nguyễn Chí Đức, nhiều xe, đến ba xe cơ, giờ mọi người đang ở trong trại Lộc Hà này, họ chia mình thành từng tốp ra để làm gì đấy chưa biết. Mọi người vẫn đứng ở trong cái sảnh của trại Lộc Hà thôi, chưa biết gì cả. Cá nhân mình thì không sợ hãi gì, mọi người cũng chẳng sợ gì đâu.”
Thanh Trúc: Có bà Lê Hiền Đức hoặc ông Nguyễn Thượng Long ở đó không?
Nguyễn Chí Đức: “Cụ Lê Hiền Đức thì bị tách riêng rồi, bị bắt ngay bờ hồ và đưa lên xe khác, xe con, còn đây mọi người toàn đi xe buýt, công an bắt về tập trung ở đây. Đây là trại gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm mà hồi xưa các chị như chị Bùi Hằng bị vào đấy. Họ mà cắt điện thoại của mình hoặc là nhiều khi họ không muốn cho nghe và cho gọi là phải chấp nhận đấy nhé.”
Vừa rồi là thông tin từ những người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng nay, ngày 5 tháng Tám.
Đến 12:40 trưa, vẫn từ trại Lộc Hà, nhà giáo Nguyễn Anh Dũng nói:
“Tình hình ở đây thì mọi người được phân tách ra mỗi người mỗi nơi để làm việc với công an. Họ có hỏi nguồn gốc rồi lý do biểu tình vân vân.. Thì chúng tôi cũng trình bày rõ lý do là biểu tình chống Trung Quốc là thể hiện lòng yêu nước và thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân theo qui định của Điều 69 và 77 Hiến Pháp.
Hiện đa số đã làm việc xong rồi nhưng không biết còn thủ tục gì nữa, nhưng mà bên công an họ đang ăn cơm trưa, họ cũng có nhã ý là mua cơm hộp về cho chúng tôi nhưng mà không ai ăn cả, còn đang ngồi ở đây chờ để xem họ làm thủ tục gì nữa.”
anti-china-protest-aug5-2012-3-250.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 5/8/2012. Photo courtesy of danlambao.
Riêng ông Lê Gia Khánh và Phùng Thị Trâm, hai khuôn mặt kiên trì đi biểu tình chống Trung Quốc, đã được công an phường Ô Cầu Rền cho về nhà vào lúc 11:30 sáng nay. Chúng tôi nhiều lần cố liên lạc qua số điện thoại của bà với bà Lê Hiền Đức nhưng không thể được.
Đến 4:30 chiều nay, vẫn chị Dương Thị Xuân từ trại Lộc Hà báo cho chúng tôi biết:
“Lúc 4:30 có một anh công an họp chúng tôi lại và nói chúng tôi vi phạm nghị định 73 của chính phủ về gây rối trật tự công cộng ở ngoài Bờ Hồ. Họ nói là họ sẽ lập biên bản xử phạt chúng tôi, nhưng mà khi họ nói đến đấy xong thì lại bảo rằng thôi bây giờ tất cả mọi người giải tán.
Thế thì tất cả mọi người đồng thanh phản đối, nói rằng chúng tôi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chúng tôi đi thể hiện lòng yêu nước chứ chúng tôi không phải đi gây rối trật tự công cộng.
Cái thứ hai nữa nếu theo luật gây rối trật tự công cộng thì phải lập biên bản tại chỗ, tại sao lại đưa chúng tôi cách xa Hà Nội 15 cây số, về tận trại lưu trú Lộc Hà, tức là nơi gọi là phục hồi nhân phẩm, chúng tôi có phải là tội phạm đâu mà đưa chúng tôi về trại lưu trú này.”
Khi anh thấy công an khủng bố, bắt bớ các em sinh viên đẩy lên xe buýt, thì anh mới nói rằng, tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng này xảy ra, tại sao nhân dân tôi lại khổ như thế này.
Chị Dương Thị Xuân
Trong số 30 người bị bắt mang về đây có một Việt kiều ở Thụy Sĩ về, tên là Nguyễn Văn Ngoan, là người bị thẩm vấn lâu nhất và cho đến khi công an ra lệnh cho mọi người giải tán thì Việt kiều Nguyễn Văn Ngoan vẫn chưa được thả ra. Do đó:
“Trong đoàn của chúng tôi có một người đàn ông khoảng tầm 45 tuổi. Anh ấy tên là Nguyễn Văn Ngoan. Sáng nay anh ra Bờ Hồ gặp đoàn biểu tình. Khi anh thấy công an khủng bố, bắt bớ các em sinh viên đẩy lên xe buýt, thì anh mới nói rằng, tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng này xảy ra, tại sao nhân dân tôi lại khổ như thế này. Đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước mà lại bị đàn áp, khủng bố, bắt bớ. Khi anh ấy hô lên như vậy thì bị lực lượng an ninh bắt.
Khi vào trại thì hiện nay anh ấy là người bị an ninh thẩm vấn lâu nhất. Đến khi an ninh xuống tuyên bố giải tán chúng tôi, bắt chúng tôi phải đi ra khỏi trại, nhưng chúng tôi không đi và nói rằng, còn một người đàn ông nữa, ở nước ngoài về thăm Việt Nam, cũng là người Việt. Anh ấy chưa ra khỏi trại, anh ấy cùng vào với chúng tôi thì anh ấy sẽ cùng đi ra với chúng tôi, và chúng tôi cương quyết đến bao giờ người đàn ông ấy đi ra cùng với chúng tôi thì chúng tôi mới rời khỏi trại Lộc Hà. Hiện nay mọi người đều ở đây để chờ người đàn ông ấy.”
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.
Video bạn đọc: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội 05-08-2012. Nguồn: danlambao.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4iXt00FSUyA