Tìm kiếm

Trang

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

tường thuật chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 (tiếp)

Diễn biến:

Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.



Ác liệt nhất là trận đánh với Sư đoàn 3 Sao Vàng của Việt Nam tại hướng Lạng Sơn, với quân số đông vượt trội, cùng với sự bất ngờ và chiến thuật biển người thường áp dụng, Trung Quốc cũng chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng tổn thất lớn đến mức ngoài dự kiến.Cũng giống như các cuộc xâm lược phi nghĩa khác, quân Trung Quốc cũng gây ra rất nhiều các tội ác chiến tranh, thảm sát thường dân, hãm hiếp, giết chóc phụ nữ trẻ em.Điển hình như vụ quân Trung Quốc dùng rao chặt tay chân hơn 40 phụ nữ trẻ em tại xã Tổng Chúp, tỉnh Cao Bằng rồi vứt ra bờ suối, quẳng xuống giếng.

Với lợi thế quen thuộc địa hình và kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm đã thành truyền thống, các lực lượng địa phương quân và du kích Việt Nam đã gây cho phía Trung Quốc những tổn thất rất lớn khiến chúng không tràn xuống được vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ hướng Lạng Sơn.

Đồng minh Liên Xô cũng có những hành động hết sức kịp thời : Hạm đội Thái Bình Dương lập tức phong toả bảo vệ toàn bờ biển Việt Nam, 40 sư đoàn Hồng quân Liên Xô áp sát biên giới Xô-Trung, các máy bay vận tải A-26 bay liên tục từ Nam ra Bắc để chuyển các sư đoàn thuộc quân khu 3 và 4 đang chiến đấu tại Campuchia ra Hà Nội để tiến chiếm các mục tiêu đang trong tay Trung Quốc.Lệnh tổng động viên được ban bố, khắp Hà Nội các hào chiến đấu, hầm chống bom được đào nhanh chóng. Phòng tuyến sông Cầu chốt chặn thị xã Bắc Giang được gấp rút xây cất bởi Quân Đoàn 1, chờ đợi tặng cho bọn xâm lược Trung Quốc những quả đấm thép nếu chúng dám tràn xuống đồng bằng để đánh chiếm Hà Nội.

Với những tổn thất to lớn do quân số trang bị kém, ít kinh nghiệm chiến đấu, phương án tác chiến đạt hiệu quả thấp trong địa hình đồi núi, cộng với sức ép từ biên giới Xô-Trung và từ cộng đồng quốc tế, ngày 5-3 , Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân.Các đơn vị quân chính quy của Việt Nam được tiếp vận từ Campuchia lên hoàn toàn chưa kịp tham chiến.

Đến 16-3, Trung Quốc đã gần như hoàn toàn rút khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam.Tuy vẫn chiếm một số cao điểm sát biên giới để leo thang các cuộc tấn công sau này.
Cuộc chiến chớp nhoáng gần 1 tháng này do Trung Quốc châm ngòi và phát động để "dạy cho Việt Nam một bài học" đã mạng lại cho Trung Quốc thiệt hại nặng về quân số.Theo một số tài liệu phương Tây, Trung Quốc có thể đã mất đến 45.000 quân chỉ trong 1 tháng chiến sự.Theo phía Việt Nam ước tính thì Trung Quốc có thể đã mất 30.000 quân, số bị thương cũng khoảng 30.000 , 300 xe tăng T-55 của Trung Quốc bị bắn cháy.Không có sự tham gia của không quân và hải quân của cả hai phía.
Quân Trung Quốc rút về nước nhưng đó cũng mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc chiến biên giới dai dẳng, âm ỉ kéo dài suốt từ đó đến tận đầu năm 1990 mới thực sự chấm dứt.Cùng với việc rút đi và phá hủy đến mức hoang tàn tất cả những gì do bàn tay con người làm nên tại các tỉnh biên giới, Trung Quốc còn để lại vô số các bãi mìn sát thương, bỏ thuốc độc xuống nhiều giếng nước, đập nát hoặc xê dịch hầu như tất cả các cột mốc biên giới có từ thời Pháp-Thanh về phía Việt Nam.Tại chiến trường Campuchia thì các cuộc đánh phá du kích lẻ tẻ của Khmer Đỏ do Trung Quốc trợ giúp cũng gây cho bộ đội Việt Nam rất nhiều thương vong.Theo số liệu của ông Bùi Tín thì khoảng 52.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh trong tròn 10 năm quân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Campuchia.Số bị thương lên đến hơn 200.000, chủ yếu là do mìn sát thương do Trung Quốc cung cấp cho tàn quân Khmer Đỏ.

Song song với việc chiếm giữ các điểm cao trên nằm sát biên giới Việt Nam đã làm cho tình hình biên giới Việt-Trung không ngày nào là ngớt tiếng súng, các vụ xung đột lẻ tẻ, thả biệt kích gián điệp, khiêu khích bộ đội biên phòng Việt Nam, xê dịch cột mốc biên giới hàng đêm, bất ngờ bắn pháo vào các làng mạc thị trấn biên giới của Việt Nam vẫn nổ ra liên tục.Nhận thấy sự yếu kém và kĩ thuật tác chiến lạc hậu sau cuộc chiến mở màn năm 1979, Đặng Tiểu Bình quyết định hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, các sĩ quan được gửi đi Mỹ huấn luyện, hệ thống ra đa định vị phát hiện pháo binh được nâng cấp ... Chính điều này đã làm cho Việt Nam đổ thêm nhiều xương máu trong những năm còn lại.

Những tháng giữa năm 1984 cho đến năm 1985, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm dữ dội các cao điểm ( mỏm núi) suốt dọc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.Ác liệt nhất là trận đánh cao điểm 1509 mà phía Trung Quốc gọi là núi Lão Sơn (Lao Shan) tháng 4 năm 1984.Đây là một cao điểm rất quan trọng vì từ đó nhìn ra bao quát được tất cả các vùng xung quanh đến tận thị xã Hà Giang.Sau khi bị Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn bất ngờ đánh chiếm, Việt Nam đã điều động quân tái chiếm lại nhưng riêng tại cao điểm 1509, thiệt hại to lớn nhất nhưng lại không thành công.Có đến khoảng gần 2000 liệt sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đã bỏ mình dưới chân cao điểm 1509 và các cao điểm lân cận trong mùa hè năm 1984 cho đến năm 1985.

Ngoài biển khơi cũng không im tiếng súng, sau khi đổ quân chiếm một số bãi đã không người thuộc khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988, giữa tháng 3 năm đó, 4 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vô cớ đồng loạt tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang canh giữ 3 bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin, Len đao, bắn chìm 2 tàu vận tải, phá huỷ nặng nề tàu còn lại.Hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã hi sinh chỉ trong ngày hôm đó.Bãi đã Gạc Ma bị mất vào tay Trung Quốc.Đến đầu năm 1990, tình hình tại biên giới Việt-Trung mới chính thức im tiếng súng.

Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn cuối, với việc Liên Xô tan rã, đồng thời Việt Nam rút hết 200.000 quân khỏi Campuchia năm 1989 sau khi Khmer Đỏ đã tan rã hoàn toàn, đất nước Campuchia với sự trợ giúp của những người lính Hồng quân Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo không kém gì các KZ của phát xít Đức.
Quan hệ Việt-Trung chính thức trở lại bình thường năm 1992 với cuộc gặp gỡ của đại tướng Lê Đức Anh với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

Vì những lí do địa chính trị rất tế nhị nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3 này hầu như không được nhắc tới trong sách vở và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Rất nhiều chiến công và tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam do vậy cũng phải vì nghiệp chung của đất nước mà phải đi vào quên lãng.Như chiến công của tiểu đoàn đặc công 45, đã luồn sâu vào tận tỉnh Côn Minh của Trung Quốc để quấy phá đường tiếp vận của địch, hay một nữ dân quân du kích của ta chỉ cần một khẩu AK47 nhưng đã tiêu diệt nhiều lính lái xe tăng Trung Quốc qua lỗ châu mai trong từng khúc cua, trước khi bị bọn chúng bao vây lùng bắt và giết hại ...

Hết.

PS:
Link hơn 150 bức ảnh có chú thích về cuộc chiến biên giới Việt Trung em đã up và tổng hợp, các bác tham khảo thêm (xem từ trang số 2).

http://www.flickr.com/photos/23425348@N03/page2/

Được Wehrmacht sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 15/02/2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét