Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị-kỹ thuật hải quân của LB Nga.
Chương
trình lớn nhất của Nga với Việt Nam trong phân khúc thiết bị-kỹ thuật
hải quân là thỏa thuận cung cấp 6 tàu ngầm 636.1 "Kilo". Ngày 28 tháng
Tám vừa qua tại Công ty cổ phần "Ụ tàu Đô đốc” đã hạ thủy chiếc tàu ngầm
diesel-điện đầu tiên trong đề án 636.1 "Kilo" dành cho Hải quân Việt
Nam. Cuối năm 2009, "Rosoboronexport" đã ký hợp đồng cung cấp cho Hải
quân Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm đề án thiết kế 636.1 "Kilo" trị giá
khoảng 2 tỷ dollar. Toàn bố số tàu ngầm diesel-điện dành cho Hải quân
Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa tấn công "Club-S".
Các
bên đang tiến hành đàm phán về việc xây dựng căn cứ dành cho lực lượng
tàu ngầm Việt Nam và những cơ sở hạ tầng tương ứng. Các chuyên viên đánh
giá thông số tài chính của chương trình này là khoản chi phí tương
đương thậm chí lớn hơn giá thành của chính các tàu ngầm diesel-điện.
Việt Nam trông đợi nhận khoản tín dụng do Nga cấp để xây dựng các công
trình, không chỉ căn cứ tàu ngầm mà còn dành để mua những tàu loại khác
nhau (bao gồm cả tàu cứu hộ, tàu cung ứng biển) và máy bay cho hải quân.
Cần lưu ý rằng lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những
thành phần cấu trúc mới trong lực lượng vũ trang của CHXHCN Việt Nam.
Đồng
thời với việc xây dựng hạm đội tàu ngầm, Việt Nam đã bắt đầu hiện đại
hóa các tàu trên mặt nước lớp cơ bản, cũng như tàu thuyền các loại có
tính năng mục đích khác nhau. Tỷ lệ lớn trong chương trình hiện đại hóa
Hải quân Việt Nam là tổ hợp tàu trên mặt biển và tàu tuần tra cũng có
liên hệ chặt chẽ với Nga. Cụ thể, Việt Nam đang tiếp tục thực thi chương
trình cung cấp tàu tuần phòng. Theo hàng loạt nguồn tin, hồi tháng Tám
năm nay Nga đã xuất sang Việt Nam hai tàu tuần tra đề án 10.412
"Svetlyak" là sản phẩm của nhà máy đóng tàu "Ụ tàu Đông” tại
Vladivostok. Chương trình cung cấp các tàu "Svetlyak" cho Việt Nam đã
được khởi động từ năm 2001. Trong tháng Giêng 2003, hai chiếc tàu đã
được bàn giao cho bên đặt hàng. Chi phí cho mỗi con tàu loại này khoảng
15 triệu dollar. Khi đó Việt Nam đã bày tỏ ý định tiếp tục chương trình
đóng các tàu loại "Svetlyak" dành cho lực lượng hải quân quốc gia. Mùa
hè 2009, hai nhà máy đóng tàu của Nga ("Ụ tàu Đông” và "Almaz”) nhận
đóng tổng cộng 4 tàu tuần tra mẫu đề án 10.412 “Svetlyak” (mỗi nhà máy
đảm trách đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Công
ty đóng tàu "Almaz" ở Saint-Peterburg chuyển giao 2 tàu cho khách hàng
Việt Nam vào năm 2011. Đây là loại tàu có khả năng cơ động cao, vận tốc
khoảng 30 hải lý. Cơ số thủy thủ đoàn là 28 người. Tàu "Svetlyak" được
dành cho việc tuần phòng bảo vệ biên giới biển, thông tin liên lạc vùng
ven biển và đấu tranh chống những kẻ đánh bắt hải sản bất hợp pháp.
Đề
án lớn thứ hai trong phân khúc tàu nổi là việc cung cấp và sản xuất
được cấp phép loại tàu “Molnya”. Hồi những năm 1990, Việt Nam đã được
bàn giao 4 tàu đề 1241RE " Molnya" với tổ hợp tên lửa "Termit”. Năm
1993, Việt Nam mua giấy phép đóng tàu mang tên lửa đề án 1241.8 "
Molnya” với tổ hợp tên lửa "Uran". Chiếc tàu tên lửa "Molnya" đầu tiên
mẫu đề án 1241.8 với tổ hợp tên lửa "Uran-E" đã được bàn giao cho Việt
Nam trong năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, với việc lát
đáy chiếc tàu thứ nhất trong nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh,
đã bắt đầu thực thi một phần hợp đồng cấp phép, dự trù cho đến năm 2016.
Tháng
Giêng 2002, công ty cổ phần "Kronstadt" đã chuyển giao cho Hải quân
Việt Nam thiết bị tập luyện hoàn chỉnh đầu tiên "Laguna 1241RE". Với hỗ
trợ của tàu huấn luyện "Laguna" các thủy thủ Việt Nam học cách điều
khiển 4 tàu tên lửa đề án 2141RE cùng với tổ hợp tên lửa “Termit”. Tháng
Chạp 2007, đã chuyển giao thiết bị huấn luyện mới dành cho các tàu tên
lửa đề án 1241RE và 1241.8.
Trong năm 2006,
"Rosoboronexport" đã ký với Hải quân Việt Nam bản hợp đồng trị giá 350
triệu dollar để cung cấp hai tàu khu trục của đề án 11.661 "Gepard-
3.9”. Đầu tháng Ba 2011 tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra nghi lễ
kéo quốc kỳ Việt Nam trên chiếc tàu khu trục đầu tiên "Gepard-3.9". Con
tàu mang tên vị hoàng đế của Việt Nam là "Đinh Tiên Hoàng". Khu trục hạm
thứ hai được đặt tên là “Lý Thái Tổ”. Vào cuối tháng Tám 2011, tàu này
chính thức được kết cấu vào thành phần Hải quân Việt Nam. Các khu trục
hạm đề án 11.661 được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt mục
tiêu trên bề mặt, dưới nước và trên không, những đối tượng đơn lẻ hoặc
cả nhóm tàu. Các khu trục hạm có thể đảm đương nhiệm vụ hộ tống và tuần
tra. Những chiếc “Gepard” hiện đại hóa dành cho Việt Nam được xây dựng
theo công nghệ "tàng hình". Như tư liệu hiện có, hồi tháng Chạp 2011,
thỏa thuận sơ bộ về việc cung cấp cho Việt Nam cặp tàu khu trục thứ hai
của đề án "Gepard-3.9" đã được nâng thành hợp đồng khẳng định.
Phía
Nga đang thương lượng với Việt Nam về nội dung cung cấp bổ sung các tổ
hợp tên lửa bờ biển cơ động "Bastion", trong khuôn khổ gói tín dụng nhà
nước phục vụ mua sắm mấy thể loại vũ khí. Việt Nam đã là đối tác đầu
tiên đặt mua “Bastion”, với hợp đồng ký kết năm 2006 cung cấp hai tổ hợp
tên lửa bờ biển cơ động. Trong năm 2010 và 2011 đã bàn giao hai tổ hợp
"Bastion-P". Tổ hợp tên lửa bờ biển cơ động (PBRK ) "Bastion" có khả
năng bảo vệ vùng ven biển trải dài trên 600 km chống chiến dịch đổ bộ
của đối phương. PBRK K-300P "Bastion-P" thuộc hàng những mẫu tên lửa
hiện đại nhất thế giới. Đó là hệ thống cơ động có trang bị tên lửa siêu
thanh thể hợp nhất chống tàu "Yakhont". Phạm vi hoạt động của các tổ hợp
là 300 km. Hiện Nga cũng đang cùng với Việt Nam chuẩn bị thỏa thuận về
dành hỗ trợ kỹ thuật hiệp lực sản xuất tên lửa chống tàu "Yakhont". Thỏa
thuận này ước tính ở mức 300 triệu dollar.
Thời điểm
hiện nay, với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nga, Việt Nam đang triển
khai thực hiện các đề án đóng hai loại tàu dành cho hải quân của nước
mình. Chiếc tàu tuần tra thứ nhất có chiều dài 54 mét đã được nhập vào
đội ngũ Hải quân Việt Nam hồi tháng Giêng 2012. Vũ khí và phần lớn trang
bị của con tàu là do Nga sản xuất. Đang chuẩn bị tiếp nhận con tàu thứ
hai vào hạm đội, lên kế hoạch đóng con tàu thứ ba, có thể là theo đề án
sửa đổi, sử dụng những kinh nghiệm đã tích lũy và thành tựu công nghệ
quốc gia.
Với sự hợp tác của chuyên viên Nga, Việt
Nam cũng đã đóng chiếc tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 71mét. Tàu đổ bộ
«Trường Sa» đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Hải Phòng tháng Mười
2011 và bắt đầu phục vụ trong Hải quân từ tháng Ba 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét